Bỗng một ngày đẹp trời, từ vết thương cũ trên da xuất hiện đốm nâu đổi màu phẳng, dẹt và chúng tồn tại nhiều tuần mà không có biểu hiện phai màu. Đó là lúc, làn da của bạn đã gặp phải chứng tăng sắc tố sau viêm.
Tăng sắc tố sau viêm – kẻ thù phiền toái cho làn da
Tăng sắc tố sau viêm, thường được viết tắt là PIH, là sắc tố bất thường làm đau đầu sau khi da bạn bị viêm hoặc chấn thương. Nó có thể xảy ra sau khi mụn trứng cá, chàm, phản ứng dị ứng, bỏng hoặc thậm chí sau khi lột da bằng hóa chất, tái tạo bề mặt bằng laser hoặc điều trị bằng retinoid.
Tăng sắc tố do viêm thường mờ dần, và hoàn toàn có thể biến mất theo thời gian, thậm chí không cần điều trị. Tuy nhiên, có thể mất từ 3 – đến 24 tháng, trong một số trường hợp có thể mất nhiều thời gian hơn. Lý do là lượng melanin dư thừa quá mức vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi vết thương đã lành hoàn toàn. Thậm chí, tình trạng này còn kéo dài lâu hơn nữa nếu da bạn không đủ khỏe mạnh.
Tăng sắc tố sau viêm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ra cho bạn nhiều phiền toái liên quan đến vấn đề thẩm mỹ. Da lốm đốm không đều màu khiến nhan sắc của bạn giảm đi vài phần. Và không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian, sự kiên nhẫn và độ khéo léo để có thể dùng mỹ phẩm để ngụy trang.
Thay vì ngồi chờ các đốm nâu tự biến mất, chúng ta có thể tăng tốc quá trình đó bằng các phương pháp điều trị sẵn có. Nhưng điều này sẽ khá tốn kém. Vậy thay vì đau đầu bởi PIH, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn chúng xuất hiện trên da bằng 5 quy tắc phòng ngừa dưới đây.
5 quy tắc phòng ngừa chứng tăng sắc tố sau viêm
1. Không tự ý nặn mụn trứng cá.
Nặn mụn chứng cá tại một số thời điểm có thể khiến chúng biến mất nhanh hơn. Nhưng mặt trái của việc làm này là gây viêm nhiễm, làm tình trạng trầm trọng hơn. Hậu quả cuối cùng là tình trạng tăng sắc tố sau viêm tại các nốt mụn đã lành. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các giải pháp nhẹ nhàng để làm sạch mụn trứng cá, như bôi các sản phẩm có chứa hydrocoloid, axit salicylic gom cồi mụn giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn, không làm tổn thương da.
2. Hỏi về các biện pháp phòng ngừa trước khi làm thủ thuật thẩm mỹ.
Nếu bạn sắp trải qua một quy trình có nguy cơ mắc PIH như lột da, tái tạo bề mặt bằng laser hoặc phẫu thuật, hãy đảm bảo bạn hỏi bác sĩ về các lựa chọn phòng ngừa. Sử dụng loại kem bôi có chứa tretinoin trước khi làm thủ thuật cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa PIH bằng cách giảm sản xuất sắc melanin.
3. Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da.
Một số thành phần như axit alpha hydroxy (AHA) và retinol có khả năng chống lão hóa đáng kinh ngạc, nhưng chúng có xu hướng gây kích ứng da, có nghĩa là chúng có thể gây viêm và PIH nhất là với làn da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi sửa dụng các sản phẩm có chứa thành phần dễ gây kích ứng, bạn nên test trước ra tay, nếu không có dấu hiệu bất thường mới sử dụng cho da mặt. Thời gian đầu, bạn nên sử dụng với một lượng rất nhỏ để da thích ứng dần, chỉ tăng liều lượng khi cảm thấy làn da đủ khỏe và không có hiện tượng dị ứng.
4. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng.
Tiếp xúc với tia cực tím khiến tình trạng PIH trầm trọng hơn. Vì vậy, nên thoa kem chống nắng phổ rộng (SPF>30) với cả khả năng chống tia UVA và UVB mỗi ngày để tăng tốc độ mờ dần của PIH. Ngoài ra, nên sử dụng mũ và tìm bóng râm để ngăn ánh nắng trực tiếp vào các khu vực da đang gặp vấn đề.
5. Điều trị PIH bằng các phương pháp điều trị không gây kích ứng.
Đừng cố gắng tẩy sạch các đốm PIH vì bạn sẽ chỉ làm cho tình trạng viêm nặng hơn. Thay vào đó, sử dụng một loại kem bôi đặc biệt nhắm mục tiêu sắc tố dư thừa. Một số thành phần đặc trị PIH được các bác sĩ kê toa như: mequinol, tretinoin và axit azelaic. Ngoài ra còn có một số hoạt chất không cần kê đơn rất đáng để thử: axit ascorbic (vitamin C), chiết xuất cam thảo (dạng lỏng), axit kojic và arbutin. Hãy nhớ rằng, không có 1 giải pháp đơn lẻ nào là toàn diện để điều trị và làm mờ các vết thâm mụn. Đối với các tổn thương sâu hơn hoặc đã tồn tại trong một thời gian dài, việc kết hợp nhiều biện pháp là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng đa trị liệu kết hợp không phải bác sĩ nào cũng có đủ khả năng để thực hiện. Điều quan trọng là bạn nên tìm gặp bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn vững vàng để thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp về chứng tăng sắc tố sau viêm, bạn có thể liên hệ:
VIỆN THẨM MỸ VENUS MEDI (Phòng khám Dr.Nghị - Nguyên trưởng khoa Laser BV 108)
Cơ sở 1: 34 Hoà Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 44 đường Trung Phụng (ngõ 360 Xã Đàn cũ), Đống Đa, Hà Nội
Lấy mụn sai cách là một trong những lỗi mà hầu hết mọi người đều mắc phải dẫn đến tình trạng thâm mụn hoặc thậm chí gây sẹo. Vậy đâu là cách lấy mụn đúng và có nên lấy mụn bằng laser. Tất cả sẽ được Aeslatek giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. […]
Lấy nhân mụn là một trong những bước điều trị phổ biến nhất được áp dụng để giúp làm sạch và giảm thiểu mụn trên da. Với sự phát triển của công nghệ và giúp quá trình trị mụn an toàn và hiệu quả hơn nhiều người đã lựa chọn lấy nhân mụn bằng laser. […]
Điều trị mụn bằng công nghệ laser hiện đại đang là phương pháp mang lại sự cải thiện nhanh chóng cho làn da, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tự hỏi liệu có nên trị mụn bằng laser? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về […]
Laser Toning hiện đang là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị thâm mụn với nhiều lợi ích mà nó mang lại cho làn da. Vậy Laser Toning là gì? Bắn Laser Toning trị thâm mụn có hiệu quả hơn không? Hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong bài viết […]