Bị u máu thanh quản có cần điều trị không?

Thanh quản là một phần của đường hô hấp, nó còn giữ chức năng phát âm. Khi bị u máu thanh quản có thể gây ảnh hưởng tới chức năng phát âm và đôi khi nó còn cản trở đường hô hấp của bệnh nhân. Nhưng liệu khi mắc u máu thanh quản có cần điều trị hay không? Cùng nhau tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là u máu thanh quản?

Thanh quản có hình ống, phía trên thông với hầu họng, dưới thông với khí quản. Đây là một phần dẫn khí trong đường dẫn khí của hệ hô hấp. Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng khớp, màng, dây chằng và các cơ. Hai dây thanh âm được rung chuyển sẽ phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua. Phần bên trong của thanh quản được phủ bởi một lớp niêm mạc chúng tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.

Bị u máu thanh quản có cần điều trị không?

Chức năng của thanh quản:

  • Chức năng hô hấp: Không khí cần đưa qua nắp thanh môn, rồi tới khí quản mới vào được phổi. Cho nên, nếu có vấn để hoặc tắc nghẽn tại đây sẽ khiến bạn khó thở thanh quản. 
  • Chức năng tạo phản xạ: Như phản xạ ho giúp tống đờm, dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp. Thêm phản xạ ho và nấc.
  • Phát âm: Trên thanh quản có cấu tạo một dây thanh âm, nó tham gia vào việc tạo nên âm thanh, giọng nói đặc trưng ở mỗi người. Nên khi có các vấn đề tại thanh quản sẽ hay gây ra sự thay đổi giọng nói, thay đổi âm sắc khi nói. 

U máu thanh quản là một tình trạng không thường gặp, đây là một dạng u lành tính tại thanh quản và nó có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào của thanh quản. Người ta cũng chưa thực sự biết rõ nguyên nhân nào dẫn tới u máu thanh quản và không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Dấu hiệu nhận biết u máu thanh quản

Khi bị u máu thanh quản bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như:

  • Bị khàn giọng kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.
  • Người mắc bệnh thường bị hụt hơi, mệt khi phải nói liên tục.
  • Có thể xuất hiện các cơn đau lan lên tai hoặc có khi bị ho ra máu.
  • Nếu khối u phát triển to có thể tắc nghẽn đường thở khiến cho người bệnh khó thở, mệt mỏi. 
  • Vùng họng và thanh quản có thể hay bị viêm nhiễm hơn bình thường.

Nói chung, các dấu hiệu nhận biết thường không đặc hiệu và người ta chẩn đoán bệnh bằng nội soi hay chụp CT. 

Có cần phải điều trị u máu thanh quản không?

U máu thanh quản mặc dù là một tình trạng lành tính, nhưng nếu nó thường xuyên gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như khàn giọng, thay đổi giọng nói, khó thở, mệt mỏi hoặc nguy cơ biến chứng vỡ hay cản trở đường thở thì cần phải điều trị. 

Thông thường, để ngăn chặn sự phát triển khối u máu thanh quản này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có thể sẽ cần chỉ định phẫu thuật loại bỏ các khối u. Tuy nhiên, việc phẫu thuật loại bỏ có nguy cơ không giải quyết triệt để vấn đề, các u này có thể tái phát khi người bệnh phải sử dụng giọng nói quá nhiều, thường xuyên bị các bệnh lý về tai mũi họng,…

Cho nên, để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu bạn nên điều tiết việc sử dụng giọng nói quá nhiều. Bảo vệ vùng mũi họng hạn chế nguy cơ mắc bệnh để ảnh hưởng tới thanh quản. 

Ngoài biện pháp phẫu thuật thì việc điều trị u máu có thể các biện pháp khác như nút mạch, xạ trị…nói chung tùy từng trường hợp cụ thể mà có những biện pháp điều trị để sao cho có lợi ích cao nhất với người bệnh, mà giảm thiểu nguy cơ tai biến. 

Như vậy, đa số các trường hợp u máu thanh quản có chỉ định điều trị. Bởi nó là cửa ngõ vào đường hô hấp, nếu phát triển quá to sẽ gặp nhiều nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, để an toàn, giảm các triệu chứng khó chịu và tránh biến chứng người ta thường chỉ định điều trị. Nếu bạn thấy các dấu hiệu nghi ngờ nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé!

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn & không sẹo
  2. Các biện pháp trị u máu trên mặt hiệu quả
  3. U máu lách là gì?

 

 

Tags:

Bài viết liên quan