ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

Dị dạng tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng tổn thương tĩnh mạch bên trong như suy van tĩnh mạch, viêm thành mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân về tim khiến hệ thống tĩnh mạch chi bị tăng áp lực và ứ trệ. Tĩnh mạch bị tổn thương lâu dài sẽ gây ra những biến chứng như giãn to không hồi phục tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch bởi huyết khối tĩnh mạch sâu, loét chân hoặc nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm. Do vậy khi thấy có triệu chứng của bệnh dị dạng tĩnh mạch chân, bạn cần tới bác sĩ để có phương pháp điều trị. 

Những sai lầm khi trị giãn tĩnh mạch chân 

  • Điều trị muộn

Dị dạng tĩnh mạch chân cũng như những bệnh lý khác, càng điều trị sớm càng dễ và nhanh khỏi. Điều trị giãn tĩnh mạch chân ban đầu không có nghĩa là bắt buộc phải uống thuốc mà có rất nhiều phương pháp để người bệnh áp dụng để giảm nguy cơ gây bệnh như: tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh ngồi, đứng quá lâu, uống nước và bổ sung chất để bảo vệ tĩnh mạch, massage thư giãn chi dưới cho mạch máu được lưu thông,…

  • Làm tổn thương tĩnh mạch 

Khi mắc dị dạng tĩnh mạch chân, người bệnh thường xuất hiện tình trạng khó chịu ở chân, bứt rứt, đau nhức nên thường tìm cách làm giảm triệu chứng đó bằng cách ngâm chân với nước nóng. Tuy nhiên biện pháp này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Ngay sau khi ngâm chân với nước nóng, người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái khoảng 5-10 phút nhưng sau đó sẽ cảm thất khó chịu nặng hơn ban đầu, tĩnh mạch cũng bị giãn nhiều hơn mỗi ngày. Do vậy lưu ý mà người bệnh tuyệt đối cần nhớ kĩ đó là không ngâm chân với nước nóng khi bị dị dạng tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh dị dạng tĩnh mạch chân

Đối với các trường hợp dị dạng tĩnh mạch chân thể nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tạo nhà bằng cách: 

  • Bỏ hẳn giày cao gót hoặc hạn chế đi giày cao gót khi thấy chân có biểu hiện giãn tĩnh mạch. 
  • Sử dụng bàn massage chân bằng gỗ, dùng lăn chân qua lại trong giờ làm giúp hoạt động chi, mỗi giờ tối thiểu 5 phút nếu công việc phải ngồi nhiều. 
  • Nếu có tình trạng đau nhức hoặc phù nề chân, tuyệt đối không ngâm nước nóng vào buổi tối. Thay vào đó hãy dùng nước lạnh xả lên chân khoảng 5 phút. 
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược và bổ sung chất bảo vệ tĩnh mạch từ bên trong theo sự tư vấn của bác sĩ để giảm bớt máu tụ tĩnh mạch, giúp lưu thông máu và giảm áp lực tĩnh mạch. 

Chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch chân

Khám lâm sàng: Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được chẩn đoán bằng cách khai thác yếu tố nguy cơ, triệu chứng của người bệnh. Những trường hợp người bệnh có mô dưới da mỏng, có thể nhìn và sờ thấy tĩnh mạch giãn ra hoặc căng nhanh khi chuyển tư thế nằm sang đứng lên. 

Siêu âm Doppler mạch máu: Siêu âm giúp xác định được các tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên để bác sĩ chuyên khoa có thể lựa chọn được kĩ thuật điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. 

Điều trị dị dạng tĩnh mạch chi dưới tại Aeslatek

Tại Aeslatek, việc thăm khám, chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch chân được thực hiện với các trang thiết bị  máy móc hiện đại, phác đồ điều trị cá thể hóa và áp dụng những kĩ thuật cao trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân như điều trị nội khoa, phẫu thuật, laser, sóng cao tần nội mạch nhằm loại bỏ tình trạng giãn tĩnh mạch, giúp cho bệnh nhân không còn đau đớn và phòng ngừa các biến chứng sau này. 

Aeslatek với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay cho phép đáp ứng tất cả các yêu cầu can thiệp điều trị giãn tĩnh mạch chân từ đơn giản đến phức tạp. Để được tư vấn nhanh chóng và đặt lịch thăm khám, khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc để lại thông tin theo biểu mẫu dưới đây. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng phương pháp laser xung dài
  2. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN
  3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ