GIÃN MAO MẠCH CHÂN LÀ GÌ? TẠI SAO BỊ GIÃN MAO MẠCH CHÂN?
Giãn mao mạch chân bị phồng lên không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin, mà còn có thể gây đau nhức và nặng nề ở vùng chân.
Giãn mao mạch là gì? Sơ lược về suy giãn mao mạch chân
Giãn mao mạch máu dưới da là hiện tượng xảy ra khi mà các mạch máu bị phình giãn, làm nổi lên những chấm đỏ li ti ở dưới da, làm xuất hiện trên da các mạch máu giãn chằng chịt như hình mạng nhện, chúng thường có màu xanh hoặc tím, vùng da bị giãn mao mạch máu sẽ tối màu hơn những vùng da xung quanh. Hiện tượng này thường gặp ở các mạch máu nhỏ (hay còn được gọi là mao mạch) và các tĩnh mạch ngoại biên.
Giãn tĩnh mạch có thể gặp ở rất nhiều vị trí khác nhau trên khắp cơ thể (ví dụ như thực quản, hậu môn,...), nhưng hay gặp nhất là vùng quanh đùi và chân.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh lý giãn mao mạch chân:
- Quan sát được các mao mạch nổi rõ dưới bề mặt da;
- Có cảm giác khó chịu, đau nhói hoặc nóng rát, nặng nề ở phần chân bị giãn mao mạch;
- Thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm;
- Bàn chân và mắt cá chân bị sưng;
- Ở vùng giãn mao mạch da bị khô rát, biến đổi màu sắc khác với vùng xung quanh, ngứa, hoặc nặng hơn có thể bị nhiễm trùng, loét da hoặc tắc mạch.
Bệnh suy giãn mao mạch chân thường không thể điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh, tuy nhiên nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn khá cao. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sống một lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp điều trị giãn mao mạch chân tại nhà.
Giãn mao mạch chân có nguy hiểm không?
Theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong ngành: Giãn mao mạch máu ở chân là bệnh lý thường gặp, thông thường, bệnh lý này không gây nguy hiểm tới tính mạng mà chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, khiến cho nhiều người cảm thấy mất tự tin.
Tuy nhiên nếu không được theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời, tình trạng diễn biến nặng có thể dẫn đến:
- Gây viêm mao mạch chân, tắc tĩnh mạch, phù nề chân.
- Gây vỡ mao mạch ở chân tạo ra cục máu đông gây tắc nghẽn lâu dài.
Nguyên nhân gây giãn mao mạch chân
Có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng giãn mao mạch máu ở chân, tuy nhiên một số nguyên nhân sau đây là phổ biến hơn cả.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân lớn gây nên tình trạng giãn mao mạch chân.
Do mắc các bệnh lý liên quan đến gan, đặc biệt là liên quan đến nghiện rượu bia hoặc nhiễm vi rút gây viêm gan. Hoặc các bệnh lý như Hội chứng Cushing (rối loạn nội tiết và chuyển hóa), lupus ban đỏ thể đĩa, bệnh mô liên kết hỗn hợp, bệnh viêm bì cơ, bệnh xơ cứng bì hệ thống,…
Ngoài ra, hiện tượng giãn mao mạch có thể xảy ra sau một vài tổn thương da như: sẹo (bao gồm cả sẹo lồi và sẹo lõm), xạ trị, tiếp xúc với nhiệt quá lâu (bệnh erythema ab igne),…
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời đem theo tia tử ngoại có thể sẽ tác động xấu đến da, khiến cho hệ thống các mô liên kết dưới da ngày càng trở nên lỏng lẻo và có thể làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của tế bào. Điều này khiến cho khả năng năng đàn hồi của làn da bị suy giảm đáng kể và gây nên tình trạng giãn mao mạch do tia UV.
Ngoài ra, nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến cho các mao mạch máu giãn rộng hơn. Khi đứng ngoài trời, dưới ánh nắng gay gắt thì tình trạng giãn mao mạch máu ở chân càng trở nên rõ hơn, dễ nhìn thấy hơn.
Làn da cũng như cơ thể con người sẽ luôn phải trải qua thời kỳ lão hóa theo thời gian, khả năng thực hiện các chức năng giảm dần. Và quá trình lão hoá cũng khiến cho làn da bị suy yếu, giảm khả năng đàn hồi, trở nên mỏng manh hơn, và từ đó sẽ dễ lộ ra các mạch máu dưới da, gây ra tình trạng giãn mao mạch ở các vùng có nổi gân máu.
Việc sử dụng các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giãn mao mạch máu. Đặc biệt là khi ăn các chất kích thích có vị cay nóng, chúng có thể sẽ thúc đẩy nhanh quá trình máu lưu thông trong hệ thống mao mạch.
Dịch vụ liên quan:
- Trị giãn mạch máu nhỏ hiệu quả với công nghệ Laser xung dài SP Dynamis
- NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN GIÃN MAO MẠCH MÁU
- CÁCH NGĂN NGỪA BỆNH GIÃN MAO MẠCH Ở MẶT