Giãn mao mạch ở chân có nguy hiểm không?

Giãn mao mạch ở da là khá phổ biến hiện nay và chúng chủ yếu được chú ý khi vùng da bị giãn mao mạch tập chung ở vùng mặt, ngực và ít khi được để ý đến khi chúng ở các vị trì như chân hoặc tay. Vậy giãn mao mạch ở chân có nguy hiểm không?

Ngày nay y học hiện đại đã chỉ ra rằng bệnh lý của giãn tĩnh mạch là do sự tác động một cách bất thường của các mạch máu nhỏ nằm ở dưới da, khi các mạch máu này bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng căng bất thường các thành mạch máu khiến chúng giãn nở ra và mất độ đàn hồi, nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu rồi nổi trên bề mặt da mà mắt thường nhìn thấy rõ.

Giãn mao mạch ở chân có nguy hiểm không

Những cục máu đông bị tích tụ lại tại các thành mạch máu nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị nào sẽ dẫn đến nguy cơ tắc các van lưu thông máu và trong nhiều trường hợp bệnh lý của giãn mao mạch là nguyên nhân dẫn đến đột biến các thành mạch máu khiến chúng bị u mạch máu.

Bạn không nên chủ quan khi thấy cơ thể xuất hiện các vùng da bị giãn mao mạch vì thế giãn mao mạch ở chân hay ở bất cứ vị trí nào, nếu không được chữa trị đúng cách thì rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất của người bị.

Với giãn mao mạch ở chân các biện pháp chữa trị nên tập chung chủ yếu bằng việc mát xa nhẹ nhàng các vùng da bị giãn mao mạch, tăng cường vận động hàng ngày tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu để tránh làm tổn thương lên chân.

Nên kiểm soát cân nặng của cơ thể để không gây áp lực lên đôi chân, nên uống nhiều nước, tăng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời kết hợp với việc dùng các sản phẩm chăm sóc da như kem giữ ẩm, kem dưỡng hay các loại khác có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Khi cơ thể của bạn xuất hiện các triệu chứng như: bị nóng rát hay đau nhói ở khu vực da bị giãn mao mạch, càm giác khó chịu và thấy nặng nề ở chân mà không rõ lý do, thường bị chuột rút (nhất là vào ban đêm), bị sung bàn chân hoặc mắt cá chân, bị loét hoặc bị nhiễm trùng. Điều tốt nhất là bạn nên đến ngay cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn kỹ nhằm tránh để lâu ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Y học hiện nay cũng chỉ rõ bệnh giãn mao mạch ở chân khó điều trị được triệt để tận gốc, những phương pháp chữa trị chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng của bệnh và nguy cơ bệnh tái phát là khá cao. Sử dụng công nghệ laser để chữa trị giãn mao mạch ở chân là một biện pháp hiệu quả hiện nay và được nhiều người lựa chọn.

Để đảm bảo sau chữa trị giãn mao mạch ở chân không bị tái phát, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Thường xuyên mát xa các vùng da ở chân, đặc biệt các vùng da đã được chữa trị giãn mao mạch.
  • Vận động một cách khoa học nhằm làm giảm áp lực nên đôi chân, có thể tập các bài tập nâng chân, đi bộ và tránh không nên chạy bộ quá nhiều.
  • Không nên đi đứng trong một thời gian quá lâu, với dân văn phòng thì không nên ngồi quá lâu và để ý dành thời gian cho việc vận động đôi chân làm tăng sự lưu thông của các mạch máu một cách nhẹ nhàng.
  • Thường xuyên bổ sung các vi chất, các loại vitamin E, vitamin C cũng như các chất xơ và rau xanh.
  • Với phái nữ thì nên tránh đi giày cao gót một cách thường xuyên.

Ngoài ra bạn nên tuân thủ theo các tư vấn của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sau khi điều trị bệnh nhằm tránh việc bệnh bị tái phát và nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.

Dịch vụ liên quan:

  1. GIÃN MAO MẠCH CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?
  2. Nguyên nhân từ đâu dẫn đến giãn mao mạch ở trẻ nhỏ
  3. Bệnh giãn mao mạch dưới da – nguyên nhân và phòng tránh
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ