Làm gì khi bị u máu niêm mạc miệng?

U máu niêm mạc miệng là một dạng u máu hay gặp, nó cũng tương tự như u máu ở trong da và có thể gặp ở nhiều vị trí bên trong miệng. Hầu hết, các u máu niêm mạc miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng như thẩm mỹ nhưng nó lại có thể gây ra ảnh hưởng tới việc ăn uống và nói chuyện. 

U máu niêm mạc miệng là gì?

U máu niêm mạc miệng là tình trạng phát triển tăng sinh bất thường của mạch máu chủ yếu là mao mạch trong niêm mạc miệng. 

Làm gì khi bị u máu niêm mạc miệng?

U máu niêm mạc miệng chiếm khoảng 10% giống như u máu ở trong da, vị trí thường gặp là ở lưỡi, môi, má, sàn miệng, hàm ếch và hay gặp nhất là vòm miệng mềm, nó có thể lan cả vào amidal tạo với lưỡi gà thành một u gồ, nếu gặp tình trạng này thì rất nguy hiểm, cần chú ý.  

Có thể gặp nhiều dạng u khác nhau bao gồm:

  • U máu phẳng: Dạng này chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những dạng thay đổi màu sắc trên niêm mạc miệng như màu nâu xám, vàng, hồng hay đỏ. Dạng này đa số là bẩm sinh và có thể hết khi trẻ lớn lên. Khi ấn vào u máu phẳng thấy mật độ mềm, vùng bị ấn có máu trắng sau đó khi bỏ tay ra nó lại trở về màu đỏ sẫm.
  • U máu gồ: Là dạng xuất hiện gồ trên niêm mạc từng chùm như chùm dâu, có màu đỏ của máu, bờ tổn thương rõ. Khi ấn vào thấy khối u máu gồ xẹp xuống, bóp thấy mềm và khi buông tay thấy khối u máu lại trở về như bình thường.
  • U máu dưới niêm mạc: Đây là một khối mềm, ở sâu bên dưới, đội lên và thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch tạo thành xơ, hang. Sự ứ đọng máu lâu ngày tạo thành các hạt sỏi trắng. Khi sờ u thấy mật độ u hơi chắc, thấy rõ các hạt sạn cứng.

Cách chẩn đoán u máu niêm mạc miệng

Để chẩn đoán tình trạng u máu người ta thường dựa vào dấu hiệu lâm sàng và thăm khám. 

Ngoài ra, để chẩn đoán xác định cần làm thêm chẩn đoán bằng x quang với thể u máu dưới niêm mạc, chọc hút thấy máu và làm mô bệnh học thấy tổn thương là mạch máu tăng sinh. 

U máu niêm mạc miệng có nguy hiểm không?

U thường là một tình trạng lành tính ít gây nguy hiểm tới tình mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể dễ gây chảy máu, vướng víu, ảnh hưởng đến việc ăn, uống, nói chuyện. Ngoài ra, nó có thể lan sâu ra ngoài da, sau khi xâm nhiễm tổ chức dưới niêm mạc, cơ và tổ chức mỡ dưới da gây ra lở loét, bội nhiễm vi khuẩn. 

Trường hợp nếu nó ở hạ họng có thể dễ bị chảy máu hơn khi nhai nuốt, chảy máu vào dạ dày dễ gây ngộ độc và kích ứng gây nôn. 

Làm gì bị u máu niêm mạc miệng?

Thông thường các loại u máu có thể teo đi và biến mất hoàn toàn sau vài năm, thường trước khi trẻ 10 tuổi. Việc điều trị hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ ảnh hưởng và nguy cơ biến chứng của nó. Còn với các trường hợp khác thì chỉ cần theo dõi, điều trị triệu chứng khi cần. Bởi có một vài cách điều trị chẳng những không cần thiết, không đem lại hiệu quả gì mà còn nguy hiểm vì có nguy cơ để lại những vết sẹo xấu và nguy cơ chảy máu. 

Trong những trường hợp kích thước lơns, nguy cơ chảy máu và biến chứng cao thì có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như:

  • Dùng thuốc: Thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và khi trẻ còn nhỏ chưa thể điều trị bằng phẫu thuật hay biện pháp khác.
  • Phẫu thuật: Biện pháp này có thể dùng để loại bỏ u máu, cắt ghép da cho người bệnh.
  • Laser: Đây là một phương pháp ngày nay được sử dụng nhiều, bởi vì nó cho thấy hiệu quả điều trị bệnh và kiểm soát tối đa biến chứng khi điều trị.

Thông thương, u máu niêm mạc miệng nhất là gặp ở trẻ nhỏ thường chỉ cần theo dõi và chờ đợi đến khi nó mất đi. Bởi vì có khoảng 75% các trường hợp trẻ sẽ biến mất. Với những trường tồn tại kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới người mắc bệnh thì nên tới các cơ sở uy tín để được điều trị phù hợp. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn & không để lại sẹo
  2. U máu trong gan là bệnh gì?
  3. [Dantri.com.vn] U máu và phương pháp điều trị triệt để, an toàn
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ