Nâng mũi bị giãn mao mạch thì cần lưu ý điều gì?

Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi, dù bằng bất kỳ phương pháp nào thì mũi cũng sẽ phải chịu những tổn thương nhất định. Đặc biệt, sau nâng mũi sẽ dễ bị sưng đau, đỏ, bầm tím do cơ thể chưa quen với chất liệu sụn nâng. Nhìn chung, nếu nâng mũi bị giãn mao mạch thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi da mũi bị kéo căng chưa kịp đàn hồi nhưng sau một thời gian thì hiện tượng này sẽ giảm bớt. Giãn mao mạch ở mũi là gì?

Hiện tượng giãn mao mạch thường hay xuất hiện nhiều ở vùng mặt, đặc biệt là đầu mũi và hai bên cánh mũi. Đây thường là những vùng da khá mỏng, yếu, đàn hồi kém và thường xuyên chịu những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài (sự thay đổi nhiệt độ hay tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời…).

Trên thực tế thì giãn mao mạch chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, nhất là khi chúng xuất hiện ở vùng mũi. Vì các đường mạch máu nhỏ li ti thường có màu nổi bật (đỏ hoặc xanh) nên rất khó để dùng lớp trang điểm che phủ đi hoàn toàn.

Nâng mũi bị giãn mao mạch

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng thì giãn mao mạch còn có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây viêm mao mạch, tắc mao mạch, vỡ mao mạch. Điều đó khiến phạm vi giãn mao mạch càng lan rộng, có khi dẫn đến dị dạng tĩnh mạch rất khó điều trị. Vì vậy, khi xuất hiện hiện tượng giãn mao mạch trên da thì nhiều người cảm thấy lo lắng là một điều khá dễ hiểu.

Khi nâng mũi bị giãn mao mạch thì có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi, dù bằng bất kỳ phương pháp nào thì mũi cũng sẽ phải chịu những tổn thương nhất định. Đặc biệt, sau nâng mũi sẽ dễ bị sưng đau, đỏ, bầm tím do cơ thể chưa quen với chất liệu sụn nâng. Nhìn chung, nếu nâng mũi bị giãn mao mạch thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi da mũi bị kéo căng chưa kịp đàn hồi nhưng sau một thời gian thì hiện tượng này sẽ giảm bớt.

Nâng mũi bị giãn mao mạch

Tuy nhiên, nếu việc nâng mũi không được đảm bảo an toàn, chất liệu sụn nâng không phù hợp hoặc da mũi mỏng mà lựa chọn nâng mũi quá cao thì lại rất nguy hiểm. Nó có thể khiến tình trạng giãn mao mạch trở lên nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn những rủi ro như gây viêm mao, tắc mao mạch lan rộng hoặc gây lộ sóng, bóng đỏ, mũi vẹo lệch, buộc phải tháo sóng,...

Cách để hạn chế nguy hiểm khi nâng mũi bị giãn mao mạch

Để việc nâng mũi diễn ra an toàn và hiệu quả nhất thì bạn cần ghi nhớ các điều sau:

  • Lựa chọn đơn vị uy tín

Tình trạng nâng mũi bị giãn mao mạch có thể do tay nghề bác sĩ thực hiện còn non kém, khiến mũi bị chịu nhiều tổn thương hơn. Do đó để đảm bảo an toàn thì bạn cần lựa chọn một đơn vị thực hiện uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Cùng với đó là quy trình thực hiện khép kín, vô trùng và vô khuẩn.

  • Không nên nâng mũi quá cao

Nâng mũi quá cao sẽ khiến da mũi bị kéo căng quá mức gây ra tình trạng giãn mao mạch. Đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng như lộ sóng, bóng đỏ. Vì vậy bạn cần lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp với độ cao vừa phải. Bạn nên loại bỏ suy nghĩ cứ nâng mũi cao mới là đẹp. Trên thực tế, dáng mũi hài hòa, cân đối với gương mặt mới là dáng mũi đẹp nhất.

  • Tránh va chạm, chơi thể thao sau khi nâng mũi

Bởi vì mũi lúc này còn rất là yếu, cấu trúc cũng chưa ổn định. Vì vậy bạn cần hạn chế va chạm, sờ nắn vào mũi, đặc biệt không nên chơi thể thao, hoạt động mạnh sau nâng mũi. Thời gian kiêng tốt nhất là 1 tháng sau nâng mũi. Và riêng các môn như bơi lội thì cần kiêng cữ từ 2 – 3 tháng.

  • Thực hiện chườm đá kết hợp với chườm ấm

Sau khi nâng thì mũi bạn sẽ bị sưng đau ở vùng mũi. Thực hiện chườm cũng là cách giúp bạn hạn chế sự đau nhức, hiện tượng sưng đỏ hay giãn mao mạch. Cụ thể, trong vòng 48h đầu tiên bạn hãy chườm đá lạnh để có thể giảm sưng đau. Sang ngày thứ 3 bạn chườm ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm sưng bầm. Lưu ý khi chườm thì không nên để nước dính vào vết thương.

Nâng mũi bị giãn mao mạch
  • Uống thuốc và tái khám đúng hẹn

Uống thuốc cũng là một cách để giúp giảm hiện tượng giãn mao mạch. Bởi vì thuốc mà bác sĩ kê cho bạn thường có khả năng kháng viêm sưng. Vậy nên bạn cần uống đủ liều lượng để giúp mũi nhanh hồi phục. Và nên tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra mức độ hồi phục của mũi cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nếu gặp biến chứng sau phẫu thuật.

Dịch vụ liên quan:

  1. Điều trị giãn mạch máu nhỏ với công nghệ Laser xung dài SP Dynamis
  2. Giãn mao mạch cánh mũi và những điều bạn chưa biết
  3. Kem trị giãn mao mạch dr spiller review

Tags:

Bài viết liên quan