Nguy cơ tiềm ẩn và cách điều trị mụn ở trán

Dù ở độ tuổi nào việc nổi mụn cũng rất dễ xảy ra và chúng cũng có thể liên quan đến vấn đề về sức khỏe. Nổi mụn ở trán không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây sưng đau và khó chịu. Vậy mụn mọc ở trán có tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe nào không? Làm thế nào để trị mụn ở trán nhanh chóng, dứt điểm? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Mụn ở trán có thể là cảnh báo về vấn đề sức khoẻ
Mụn ở trán có thể là cảnh báo về vấn đề sức khoẻ

Nổi mụn ở trán báo hiệu những vấn đề gì?

Mụn là một loại bệnh lý về da liễu rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố cùng một số tác nhân bên ngoài. Mụn có nhiều loại khác nhau như mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đỏ, mụn đầu đen,… Với các trường hợp mụn nặng có thể gây sưng tấy và rất đau.

Nổi mụn ở trán thông thường chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp là sự báo hiệu về vấn đề tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Điều này cho thấy chức năng gan kém hoặc bạn đang có vấn đề về tiêu hóa. 

Trán là khu vực da khá nhạy cảm với tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nên rất dễ bị mụn. Khi bị mụn bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi tình trạng cụ thể để cách trị mụn ở trán tốt nhất mà không để lại sẹo, thâm hay ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguyên nhân hình thành mụn ở trán

Như đã nói, trán là khu vực da nhạy cảm có tuyến bã nhờn nên rất dễ nổi mụn. Ngoài ra vùng trán cũng dễ tiếp xúc với các bác nhân khác dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây mụn. Các nguyên nhân cụ thể gây mụn ở trán:

Da ở vùng trán rất nhạy cảm và dễ hình thành mụn
Da ở vùng trán rất nhạy cảm và dễ hình thành mụn
  • Thiếu ngủ: thường xuyên thức khuya là nguyên nhân dẫn đến trao đổi chất hoạt động kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, giảm lưu lượng máu đến da, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh collagen tự nhiên dẫn đến mụn trán xuất hiện.
  • Mỹ phẩm không phù hợp: các sản phẩm dưỡng da hay trang điểm không phù hợp, chất lượng thấp có thể gây kích ứng làm nổi mụn ở trán và các vùng da khác. Hoặc cũng có thể do các đồ dùng sinh hoạt như mũ, gối, tóc mái,… không được vệ sinh khiến cho bụi bẩn, mồ hôi tích tụ gây ra mụn. 
  • Căng thẳng, lo âu: cũng là nguyên nhân gây mụn ở trán, đặc biệt là vùng chính giữa tâm trán và chân tóc.
  • Cơ địa dễ nổi mụn: nếu bạn thuộc da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu cũng rất dễ hình thành mụn ở trán. Da dầu khiến dầu thừa, bã nhờn tiết ra nhiều cùng bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông hình thành mụn.
  • Trang điểm thường xuyên: trang điểm mỗi ngày mà không tẩy trang kỹ sẽ khiến cặn mỹ phẩm tích tụ trên da, nhất là phần chân tóc dễ gây mụn.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga,… dễ khiến cho cơ thể tích tụ nhiều độc tố tăng khả năng hình thành mụn.

Phương pháp điều trị mụn ở trán dứt điểm, nhanh chóng

Để cải thiện tình trạng mụn ở trán có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên do vùng trán dễ tích tụ bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn,… nên nếu không được điều trị tận gốc mụn rất dễ tái phát. Vì vậy việc thăm khám chuyên sâu để có cách trị mụn ở trán đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

Tại Aeslatek, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ trực tiếp thăm khám cho bạn để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Kết hợp cùng phương pháp trị mụn Đa mô thức Multi-Target® sẽ giúp bạn cải thiện mụn nhanh chóng, dứt điểm. Đây là phương pháp được phát triển độc quyền bởi PGS.TS.BS. Phạm Hữu Nghị, kết hợp cùng công nghệ RF, Agnes, PTT,… tiến tiến nhất đảm bảo loại bỏ tận gốc nhân mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.

Trị mụn ở trán hiệu quả hơn với phương pháp hiện đại
Trị mụn ở trán hiệu quả hơn với phương pháp hiện đại

Đối với việc trị mụn ở trán dù lựa chọn phương pháp nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện mụn nhanh chóng mà còn đảm bảo an toàn cho làn da.

Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

Bài viết liên quan

  1. Trị mụn trán hiệu quả hơn với công thức siêu đơn giản
  2. Lấy lại làn da mịn màng sau khi trị mụn thâm đỏ
  3. Cách trị mụn mủ tại nhà hiệu quả mà không gây thâm sẹo

Bài viết liên quan