NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN GIÃN MAO MẠCH MÁU
Giãn mao mạch thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt, đặc biệt là đầu mũi và hai bên cánh mũi. Đây thường là những vùng da mỏng, yếu, đàn hồi kém và thường xuyên chịu tác động trực tiếp từ môi trường (sự thay đổi nhiệt độ hay tác động của ánh nắng mặt trời…). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến giãn mao mạch máu?
BỆNH LÝ GIÃN MAO MẠCH Ở MŨI
Giãn mao mạch ở mũi là gì?
Giãn mao mạch thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt, đặc biệt là đầu mũi và hai bên cánh mũi. Đây thường là những vùng da mỏng, yếu, đàn hồi kém và thường xuyên chịu tác động trực tiếp từ môi trường (sự thay đổi nhiệt độ hay tác động của ánh nắng mặt trời…).
Trên thực tế, giãn mao mạch chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, nhất là khi chúng xuất hiện ở mặt hay vùng mũi. Vì các đường mạch máu nhỏ li ti có màu nổi bật (đỏ hoặc xanh) nên rất khó để dùng lớp trang điểm che phủ đi hoàn toàn.
Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, giãn mao mạch còn có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây viêm mao mạch, tắc mao mạch, vỡ mao mạch khiến phạm vi giãn mao mạch lan rộng, có khi dẫn đến dị dạng tĩnh mạch rất khó điều trị. Vì vậy, khi xuất hiện hiện tượng giãn mao mạch nhiều người cảm thấy lo lắng là một điều khá dễ hiểu.
Giãn mao mạch ở mũi
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến giãn mao mạch ở mũi:
-
- Do một số bệnh hệ thống: hiện tượng giãn mao mạch có thể xảy ra sau một tổn thương da như: sẹo (bao gồm cả sẹo lồi và sẹo lõm), xạ trị, tiếp xúc với nhiệt quá lâu (bệnh erythema ab igne),…
- Do quá lạm dụng mỹ phẩm hoặc các thuốc có chứa corticosteroid
- Do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây giãn mao mạch mặt: Ánh nắng mặt trời có thể khiến cho hệ thống mô liên kết dưới da trở nên lỏng lẻo và có thể làm yếu đi các liên kết tế bào. Khả năng năng đàn hồi của làn da cũng bị suy giảm và gây nên tình trạng giãn mao mạch do tia UV trong ánh nắng mặt trời.
- Do rối loạn nội tiết tố: Khi bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh hay thời kỳ tiền mãn kinh thì sự thay đổi lượng lớn hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có thể dẫn đến sự thay đổi của mạch máu dẫn tới tình trạng giãn mao mạch máu dưới da.
- Do lão hóa làn da: Cơ thể cũng như làn da của bạn sẽ phải trải qua thời kỳ lão hóa theo thời gian.Và quá trình lão hoá này cũng khiến cho làn da bị giảm độ đàn hồi và mỏng hơn,từ đó sẽ dễ lộ các mạch máu dưới da hơn, gây ra tình trạng giãn mạch ở các vùng có nổi gân máu.
- Do sử dụng nhiều chất kích thích: Chất kích thích sẽ dẫn tới hiện tượng giãn mao mạch máu ở mặt tạm thời (hiện tượng đỏ mặt sau khi uống chất kích thích và rượu bia).
Một số mẹo trị giãn mao mạch mũi
- Đắp muối: Sử dụng loại muối biển hạt to để massage tập trung tại vùng giãn mao mạch nhằm giúp máu dễ dàng lưu thông dưới các mao mạch, giảm hiện tượng phình giãn mao mạch. Muối biển còn là phương pháp hiệu quả để tẩy da chết và làm sạch da hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý ngừng sử dụng ngay nếu thấy da đỏ và có hiện tượng rát da, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da.
- Xông hơi: Tác động nhiệt ở mức độ vừa phải lên vùng da bị giãn mao mạch bằng cách xông hơi cũng là một mẹo đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện tại nhà. Và nên thực hiện lặp lại nhiều lần trong tuần nhằm mục đích lưu thông máu, dần khắc phục hiện tượng giãn mao mạch. Cách thực hiện khá đơn giản: chuẩn bị một chậu nước nóng, hòa tan muối vào chậu rồi trùm khăn xông da mặt cho đến khi nước nguội.
- Thoa tinh chất Vitamin E: Vitamin E giúp giữ ẩm và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho làn da trở nên mềm mại, mịn màng. Cách thực hiện: tách đôi viên Vitamin E ra sau đó thoa trực tiếp lên da mặt. Thực hiện đều đặn với tần suất 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp da hồng hào, đều màu và mịn màng hơn. Tuy nhiên không phải loại da nào cũng có thể thích hợp với loại Vitamin này. Bạn có thể test trước bằng cách thoa thử lên mu bàn tay xem da có hiện tượng gì không, nếu da vẫn bình thường thì lúc đó mới nên thoa trực tiếp lên da mặt.
Dịch vụ liên quan:
- Điều trị giãn mạch máu nhỏ hiệu quả với công nghệ Laser xung dài SP Dynamis
- CÁCH NGĂN NGỪA BỆNH GIÃN MAO MẠCH Ở MẶT
- BỆNH GIÃN MAO MẠCH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?