Nguyên nhân từ đâu dẫn đến giãn mao mạch ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có cấu trức da yếu hơn so với người lớn, da của trẻ mỏng hơn, ít lông hơn, cấu trức liên kết giữa các tầng của da yếu hơn, tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện do đó da của trẻ nhỏ thường dễ bị tổn thương hơn, dễ bị nhiễm khuẩn hơn và khả năng hấp thụ các loại chất hóa học cũng lớn hơn so với người lớn. Đây cũng chính là những đặc điểm dẫn đến nguy cơ giãn mao mạch ở trẻ nhỏ lớn hơn so với người lớn khi bị tác động từ bên ngoài gây ra.

Đa số trẻ nhỏ bị giãn mao mạch là do nguyên nhân di truyền, tuy nhiên có một số đặc điểm mà các bậc cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ nhỏ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Trẻ nhỏ bị chảy máu cam và lặp lại nhiều lần.
  • Xuất hiện các màng nhầy ở cùng với các đốm đỏ hay các tia máu đỏ đến các đường ren đỏ sẫm ở dưới da của trẻ.
  • Vị trí xuất hiện các giãn mao mạch khác biệt như trong mũi, trong miệng, ở môi, ở vành tai, vùng kết mạc mắt, trên cánh tay, khửu tay, ngón tay và móng tay.
  • Khi trẻ đi đại tiện thấy xuất hiện phân có màu đen, phân có máu.
  • Trẻ nhỏ bị thiếu máu, thiếu sắt, bị khó thở, đau đầu hoặc co giật.

Khi thấy trẻ nhỏ có các triệu chứng trên, các bậc cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và kiểm tra cẩn thận vì đây có thể là triệu chứng của bệnh giãn mao mạch xuất huyết.

Giãn mao mạch ở trẻ nhỏ

Trường hợp trẻ nhỏ không có các triệu chứng bất thường như trên thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm được phần nào vì đây có thể là dạng giãn mao mạch lành tính, đa số sẽ mất dần khi trẻ nhỏ trên 10 tuổi.

Với trẻ nhỏ bị giãn mao mạch dạng lành tính thì các bậc phụ huynh nên lưu ý đến cách chăm sóc trẻ từ chế độ dinh dưỡng hợp lý đến việc bổ sung thêm các loại vitamin E, vitamin C và các loại thực phẩm có chứa omega.

Một số điểm cần lưu ý khi trẻ nhỏ bị giãn mao mạch:

  1. Không để da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: do da của trẻ nhỏ yếu hơn so với người lớn nên tác hại của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời nên da của trẻ cũng sẽ lớn hơn nhiều so với người lớn. Nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím có nguy cơ cao dẫn đến ung thư da.
  2. Không nên dùng các loại mỹ phẩm có chứa hóa chất cho da của trẻ nhỏ, tốt nhất chỉ nên mát xa làn da của trẻ và giữa da của trẻ sạch sẽ, có thể rửa bằng nước ấm với vài hạt muối, có thể xông hơi bằng khăn ấm hoặc lau bằng khăn ấm.
  3. Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường có chứa các hóa chất, đặc biệt là với trẻ có làn da mỏng, da dễ bị dị ứng.
  4. Khi trẻ bị tổn thương về da do vận động gây ra nên sát khuẩn để tránh việc da của trẻ bị nhiễm trùng.
  5. Tăng cường các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả và chất xơ.

Với những trường hợp trẻ nhỏ qua 10 tuổi mà không thấy các vùng da bị giãn mao mạch mất đi, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở thẩm mỹ hoặc các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp chữa trị hợp lý.

Các bậc cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc để tự chữa cho trẻ vì khi chưa xác định được một cách chính xác tình trạng thực tế của các vùng da bị giãn mao mạch có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước. Tốt nhất nên hỏi kỹ và được bác sĩ tư vấn, kê đơn trước khi dùng các loại thuốc chữa giãn mao mạch ở trẻ nhỏ.

Dịch vụ liên quan:

  1. GIÃN MAO MẠCH CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?
  2. Bệnh giãn mao mạch dưới da – nguyên nhân và phòng tránh
  3. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh giãn mao mạch ở mặt

Tags:

Bài viết liên quan