NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ MỤN NHỌT
Mụn nhọt là một trong những dạng mụn mà chúng ta không cảm thấy xa lạ vì chúng thường xuất hiện khi làn da bị nhiễm trùng. Mụn nhọt gây sưng viêm và đau nhức nhiều hơn so với các loại mụn khác khiến người bị mụn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy nguyên nhân mọc mụn nhọt là gì và cách trị mụn nhọt như thế nào?
Đặc điểm của mụn nhọt
Mụn nhọt là loại mụn bị nhiễm trùng dưới da hình thành nên các nốt mụn có mủ bên trong gây sưng tấy và đau tại vị trí mụn. Mụn nhọt xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào một hoặc nhiều nang lông gây sưng viêm.
Khi mới hình thành mụn nhọt có hình dạng giống các vết đốt, sưng đỏ, sờ vào thấy mềm. Dần dần mụn càng ngày càng to hơn và chứa đầy mủ bên trong, gây sưng tấy và đau nhức khó chịu đến khi mụn vỡ dịch mủ. Các vị trí thường xuất hiện mụn nhọt gồm mặt, gáy, cổ, nách, đùi và mông.
Các dấu hiệu nhận biết mụn nhọt
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể đặc biệt là những nơi dễ đổ mồ hôi hoặc thường xuyên cọ sát bởi quần áo. Khi bị mụn nhọt, bạn sẽ dễ nhận thấy qua các dấu hiệu sau:
Mụn nhọt gây sưng tấy, có mủ trắng
- Trên da xuất hiện các nốt sưng đỏ, hơi đau, khi mới hình thành mụn nhọt có kích thước nhỏ và tăng dần lên.
- Vùng da quanh nốt mụn bị đỏ lên
- Kích thước mụn tăng nhanh trong vài ngày, đau nhức hơn và thấy nhiều mủ bên trong
- Nhìn thấy đầu trắng bên trong nốt mụn sưng, cuối cùng sẽ vỡ ổ dịch ra.
- Nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn sưng, cuối cùng sẽ vỡ và dịch bên trong chảy ra ngoài
Thông thường các nốt mụn nhọt đều tự vỡ dịch trong 2 ngày đến 3 tuần tùy theo tình trạng mụn. Đối với các nốt mụn nhọt nhỏ mọc đơn lẻ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Nếu xuất hiện quá nhiều nhọt gây đau dữ dội, có kích thước tăng nhanh và không lành lại sau 2 tuần, có thể gây sốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị mụn nhọt nhanh chóng.
Nguyên nhân hình thành mụn nhọt
Sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn, quá trình sừng hóa nang lông biến đổi, vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân chính hình thành mụn nhọt. Lỗ chân lông có nhiệm vụ giữ cho da được thoáng khí, đào thải độc tố, bã nhờn và mồ hôi. Nếu không được vệ sinh sạch, các tế bào chết bám trên da bị sừng hóa cùng với sự tiết mồ hôi khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Việc mặc quần áo chật kín, bó sát trong thời gian dài và không tẩy tế bào chết thường xuyên dễ hình thành nên mụn nhọt.
Cách điều trị mụn nhọt tại nhà
Với các nốt mụn nhọt nhỏ đơn lẻ, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo phương pháp dưới đây:
Vệ sinh da sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da và tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Không để da quá khô, hạn chế sự tiết bã nhờn bằng cách cân bằng độ pH cho da để giảm dầu nhờn và tăng cường bảo vệ da.
Tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ bằng cách bôi mỡ kháng sinh, sử dụng ánh sáng sinh học hoặc những nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, nha đam, tram trà,… Bổ sung nhiều nước, trái cây cho cơ thể và hạn chế đồ cay nóng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuyệt đối không được nặn hay bóp vỡ dịch mủ khi mụn nhọt chưa lành hẳn khiến vi khuẩn lây lan theo vết thương sang các vùng da bên cạnh.
Không sờ tay lên mặt đặc biệt là các vị trí có mụn. Nếu cần nặn mụn phải đảm bảo rửa tay thật sạch, vô trùng dụng cụ nặn mụn và thực hiện lấy mủ đúng thao tác. Khi mụn nhọt đã vỡ, hạn chế mặc quần áo chật bó sát cơ thể.
Hãy để mụn nhọt tự lành đồng thời áp dụng cách điều trị mụn nhọt ở trên để mụn nhanh lành và không gây thâm sẹo. Khi mụn nhọt mọc nhiều và không thể kiểm soát bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dịch vụ liên quan:
- Trị mụn đa mô thức
- GIẢI PHÁP TRỊ MỤN THỊT
- BẤT NGỜ VỚI 5 MẸO TRỊ MỤN CÓC TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN