Những điều cần biết về bệnh u máu thân đốt sống
U máu có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng u máu thân đốt sống là một dạng u máu đặc biệt, bởi vị trí xuất hiện tại xương cột sống. Tình trạng này khá hiếm gặp chỉ gặp khoảng 1% trong số những vị trí trên cơ thể. Cùng tìm hiểu về u máu thân đốt qua bài viết dưới đây nhé!
U máu thân đốt là gì?
U máu thân đốt sống thường không có tính chất ác tính, nó hình thành do sự tăng sinh mạch máu. Hay gặp nhất là ở đốt sống ngực dưới, trong đó có khoảng 30% các trường hợp có tổn thương ở nhiều đốt sống. Nó có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào hay gặp nhất là từ 2 đến 77 tuổi và trong đó có 25% xuất hiện ở người khoảng 50 tuổi.
Hầu hết là u máu thân đốt sống không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và hầu hết các trường hợp được chẩn đoán một cách tình cờ khi khám cột sống do các nguyên nhân khác nhau.
Người ta vẫn chưa thực sự biết được nguyên nhân gây ra bệnh có thể nó liên quan tới yếu tố di truyền. Cho nên chưa có biện pháp nào có thể phòng được bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết u máu thân đốt
Như phần trên đã trình bày bệnh này rất hiếm khi gây ra các biểu hiện lâm sàng, đa số diễn biến âm thầm đến khi khối u đủ lớn gây ra triệu chứng. Tuy vậy, nó vẫn có thể xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu như:
- Vị trí thường gặp nhất của u máu thân đốt đô là tại vùng cột sống ngực dưới, sau đó tới vùng lưng. Nên các biểu hiện đa số ở vùng này.
- Bệnh nhân xuất hiện đau vùng cột sống, đau thường ít liên quan tới yếu tố cơ học. Đau mức độ có thể tăng dần theo kích thước của khối u máu.
- Nếu như u máu lớn gây ra biểu hiện chèn ép các rễ thần kinh thì có thể gây ra đau tại cột sống và lan xuống dưới theo đường đi của dây thần kinh đó.
- Khi u máu lớn bệnh nhân có thể tăng nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.
- Sưng tại vùng có u máu.
Chủ yếu để chẩn đoán được bệnh lý này cần tiến hành các biện pháp cận lâm sàng như chụp phim XQ, CT hay chụp MRI.
- Trên phim chụp x quang có thể thấy các đường sọc song song, hoặc hình tổ ong.
- Chụp CT-scanner có lợi thế xác định cấu trúc bên trong của tổn thương.
- Chụp MRI có lợi thế khảo sát các tổn thương có xâm lấn ra các cấu trúc mô mềm xung quanh như tủy sống, rễ và các mô mềm khác hay không.
Làm gì khi bị u máu thân đốt
Khi u máu thân đốt sống được phát hiện, người ta vẫn chưa thực sự tìm ra được hướng đi tốt nhất. Nếu như u máu vẫn có thể thoái triển mà chưa gây ra bất lợi gì như trong trường hợp trẻ nhỏ. Thì chỉ cần theo dõi chưa cần can thiệp gì, bởi việc can thiệp khi chưa cần thiết còn có thể gây hại cho cơ thể hơn..
Còn nếu u máu lớn, gây chèn ép vào thần kinh, gây đau thì có thể điều trị bằng một trong các phương pháp sau như:
- Nút mạch: Nhằm ngăn cản dòng máu tới khối u, kết quả không có dòng máu tới thì khối u sẽ thu nhỏ. Đây là phương pháp thường được ưu tiên sử dụng đầu tiên trong việc điều trị u máu thân đốt.
- Phẫu thuật cắt bỏ cung thân đốt sống có u máu sau có phối hợp hay không phối hợp với kết xương, thay thế đốt sống nhân tạo.
- Xạ trị: Có thể được sử dụng, bằng cách dùng tia xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ít khi được thực hiện.
Lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như: Nếu như các triệu chứng chèn ép thần kinh do u máu thân đốt diễn biến chậm thì nút mạch trước khi phẫu thuật là hợp lý. Nếu chèn ép thần kinh diễn ra nhanh thì chỉ định phẫu thuật cố định và tái tạo cột sống được chỉ định trước.
Tóm lại, bệnh u máu thân đốt là thường gặp tuy nhiên thường không có các triệu chứng lâm sàng. Rất hiếm trường hợp có thể gây nên triệu chứng chèn ép thần kinh và nó thường diễn ra âm thầm. Tổn thương tủy tiến triển nhanh cũng có thể xảy ra khi u phát triển nhanh chóng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có các biện pháp điều trị và theo dõi phù hợp.
Dịch vụ liên quan:
- LASER XUNG DÀI là phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
- ĐIỀU TRỊ U MÁU Ở TRẺ EM CÓ PHỨC TẠP KHÔNG?
- Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em bằng Laser Nd: YAG – Hiệu quả, An toàn, Thời gian ngắn