Tất cả những điều bạn cần biết về giãn mao mạch chân

Giãn mao mạch chân là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên, với biểu hiện là những mao mạch ở chân nổi rõ như mạng nhện dưới da chân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không chú ý theo dõi và điều trị sớm, nhiều trường hợp phải cắt bỏ cả chi do viêm nhiễm nặng. Vậy khi bị bệnh giãn mao mạch chân cần lưu ý những gì?

Bệnh giãn mao mạch chân là bệnh gì?

Tất cả những điều bạn cần biết về giãn mao mạch chân

Giãn mao mạch chân khá phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong mao mạch, gây ra tình trạng giãn. Bệnh được phân chia theo độ giãn được đo cụ thể như sau: mao mạch (d > 3mm), mao mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và mao mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chân, trào ngược mao mạch có thể ở mao mạch nông hay mao mạch sâu. Giãn mao mạch nông liên quan đến mao mạch hiển lớn, ngược lại mao mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Nguy hiểm hơn là mao mạch sâu liên quan đến mao mạch đùi và mao mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ, khiến cho việc điều trị rất kho khăn và khó can thiệp.

Bệnh nhẹ chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc gây khó chịu khi hoạt động nhiều và nặng. Nhưng nếu giãn nặng có những biến chứng nặng nề, tăng cao nguy cơ phù chân cuối cùng là loét.

Nguyên nhân gây bệnh giãn mao mạch chân

Giãn mao mạch chân có nguyên nhân do có sự suy van mao mạch trong mao mạch hiển làm ứ trệ dòng máu trong các nhánh mao mạch hiển. Ở người bình thường thì áp lực mao mạch ở chi được điều hòa bởi các van này. Vì một nguyên nhân nào đó khiến van không còn hoạt động gây gia tăng áp lực mao mạch và có thể gây ra hiện tượng giãn mao mạch chân. 

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra bệnh giãn mao mạch chân:

  1. Bệnh do yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất với khoảng 80% bệnh nhân bị giãn mao mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  2. Do nguyên nhân giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam khá nhiều do nữ giới có nhiều giai đoạn bất ổn của nội tiết tố nữ như mang thai, sinh con… Cộng thêm sở thích đi giày cao gót khiến tình trạng bệnh trở nên nặng thêm hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  3. Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này bởi tuổi càng cao thì nguy cơ giãn mao mạch càng cao.
  4. Đây được coi là bệnh nghề nghiệp của những nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…
  5. Trọng lượng cơ thể: nếu bạn thừa cân, béo phì thì đây cũng là nguyên nhân bởi chân phải chịu sức nặng lớn, gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
  6. Nếu bị mắc một trong các bệnh như nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh giãn mao mạch.

Phòng ngừa bệnh giãn mao mạch chân như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gnày nhưng nếu chú ý 6 điều sau đây bạn có thể phòng ngừa bệnh này một cách hiệu quả:

  1. Không giữ một tư thế quá lâu dù là đi đứng hay ngồi. Thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ nhàng để các mạch máu được lưu thông, không bị ứ chệ lại.
  2. Và sau một ngày dài vận động, đi lại nhiều thì khi được nghỉ ngơi hãy kê chân cao lên để cho máu lưu thông và giảm áp lực máu xuống chân.
  3. Thay đổi chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả
  4. Kết hợp với tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là  tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng giãn mao mạch chân
  5. Để tăng cường hiệu quả phòng bệnh giãn mao mạch chân, mỗi ngày nên dùng 15 phút trước khi ngủ để xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
  6. Với phụ nữ, hạn chế đi giày cao gót và thuốc tránh thai cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh giãn mao mạch chân.

Hiện nay chưa có biện pháp nào tối ưu để trị dứt điểm bệnh, kể cả phẫu thuật vì tỷ lệ tái phát rất cao. Những người bị bệnh này phải đối mặt với rất nhiều biến chứng như loét mao mạch, đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nguy hiểm và hiếm gặp hơn là giãn hệ thống mao mạch sâu gây ra thuyên tắc phổi. Chính vì thế người bệnh nên tránh tối đa các nguy cơ mắc bệnh và thường xuyên áp dụng 6 lưu ý trên để tránh bệnh.

Dịch vụ liên quan:

  1. GIÃN MAO MẠCH DỄ ĐIỀU TRỊ KHÔNG?
  2. Giãn mao mạch là bệnh gì?
  3. GIÃN MAO MẠCH Ở MŨI CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ