U máu ở gan có nguy hiểm không? Có điều trị được không?

U máu ở gan có nguy hiểm không? U máu ở gan là một khối u lành tính và rất hiếm khi gây ra biến chứng hay ung thư hoá. Mặc dù hiếm gây ra biến chứng nhưng vẫn cần được chẩn đoán sớm để có thể theo dõi và điều trị khi thực sự cần thiết. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng trong điều trị u máu ở gan và việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước, sức khoẻ của người bệnh…

Bệnh u máu ở gan là do đâu?

U máu ở gan có nguy hiểm không? Có điều trị được không?

Người ta nhận thấy u máu gan là tổn thương lành tính hay gặp ở gan. Hiện nay người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân tại sao cơ thể một số người lại có sự xuất hiện của u máu ở gan. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây cao gây ra bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Những người có người thân cận mắc bệnh u máu gan thì cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. 
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc u máu gan cao hơn so với nam giới khoảng 6 lần. Thường liên quan với sự tăng nồng độ hormon estrogen trong máu như tăng trong thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai kéo dài.
  • Liệu pháp hormon thay thế: Nguy cơ u máu gan cao hơn ở những người điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế để giúp giảm các triệu chứng mãn kinh. 
  • Tuổi tác: Hầu hết u máu gan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ, nhưng tỷ lệ cao xuất hiện ở độ tuổi từ 30-50 tuổi. 

U máu ở gan có nguy hiểm không?

U máu ở gan có nguy hiểm không là điều mà được nhiều người bệnh rất quan tâm. U máu gan là một tổn thương lành tính, nó có thể chung sống với người bệnh mà gần không gây ra biến chứng và biểu hiện gì. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm gặp, u máu gan có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:

  • U máu phát triển lớn: Phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh u máu gan thường có nguy cơ biến chứng này nếu họ mang thai. Nội tiết tố estrogen tăng cao trong thai kỳ, đây được cho là một yếu tố khiến cho một số u máu ở gan phát triển lớn hơn. Cho nên với phụ nữ mang thai mắc bệnh này cần được theo dõi, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường. 
  • Đau vùng gan: U máu gan phát triển có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể cần phải điều trị, bao gồm đau hạ sườn phải, đau khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 
  • Vỡ u máu: U máu gan rất ít khi bị vỡ mà chỉ vỡ khi bị ngã hoặc chấn thương ở vùng gan. Khi vỡ có thể gây ra mất máu, chèn ép vào tế bào gan, chảy máu vào ổ bụng, viêm phúc mạc…cần được điều trị nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Tắc đường mật: Đây là biến chứng rất hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra khi u quá to, chèn ép vào đường mật 

U máu ở gan có điều trị được không?

Khối u máu gan nhỏ và không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng, không có nguy cơ biến chứng thì không cần điều trị. Nhưng khi mắc bệnh cần theo dõi định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để  kiểm tra sự tăng trưởng khối u máu gan nếu khối u máu gan lớn và đặc biệt ở phụ nữ mang thai cần theo dõi sát hơn cần được điều trị để tránh biến chứng. 

Điều trị u máu chỉ đặt ra cho các trường hợp u máu gan lớn gây đè đẩy cấu trúc gan gây ra biểu hiện đau hay tổn thương gan, tắc mật, nguy cơ biến chứng cao…

Không có thuốc uống nào được chứng minh hiệu quả để làm cho khối u máu nhỏ đi. Một số lựa chọn điều trị u mạch máu gan bao gồm:

  • Phẫu thuật: Có thể phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối u máu gan. Nếu trường khối u mạch máu gan tiên lượng có thể dễ dàng tách ra khỏi gan, thì có phẫu thuật để loại bỏ. Trong một số trường hợp, nếu khối u máu ở vị trí khó khăn để có thể tách ra thì cần phải loại bỏ một phần gan cùng với khối u máu gan.
  • Phẫu thuật ghép gan: Trong một số trường rất hiếm gặp, nếu có một khối u máu gan rất lớn hoặc quá nhiều u máu ở gan mà không thể được điều trị bằng các phương pháp khác, có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ gan và thay thế nó bằng một phần gan từ người khác phù hợp.
  • Nút mạch gan: Nhằm mục đích để ngăn chặn lưu lượng máu đến khối u máu gan. Khi không có một nguồn cung cấp máu, thì khối u máu gan có thể ngừng phát triển hoặc thu nhỏ lại. Có hai cách để ngăn chặn dòng chảy của máu đó là thắt động mạch gan và tiêm chất gây tắc mạch máu gan. 
  • Liệu pháp xạ trị: Xạ trị là biện pháp sử dụng chùm tia năng lượng mạnh, làm tổn hại đến các tế bào của khối u máu gan. Tuy nhiên ngày nay phương pháp điều trị này rất ít được sử dụng, do có thể tổn hại tế bào lành. 

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đã biết u máu ở gan có nguy hiểm không và điều cần lưu ý khi điều trị u máu gan. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI | Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. U máu trong gan có nguy hiểm không?
  3. U máu gan trên siêu âm có hình ảnh như thế nào?

Tags:

Bài viết liên quan