5 cách đơn giản bạn có thể tự trị giãn mao mạch ở mặt tại nhà
Trị giãn mao mạch ở mặt là điều mà tất cả những người bệnh vô cùng quan tâm bởi căn bệnh này dù không gây tổn hại tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn 5 cách đơn giản có thể tự trị giãn mao mạch ở nhà.
5 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giãn mao mạch ở mặt
- Giãn mao mạch ở mặt do uống nhiều rượu bia: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc da bị giãn mao mạch nhưng nguyên nhân lạm dụng rượu bia quá đà là phổ biến nhất với nam giới. Việc làm này khiến não không kiểm soát được hệ tuần hoàn máu, tác động đến hệ thống mao mạch ngày một yếu đi và nguy cơ vỡ ra rình rập thường trực.
- Giãn mao mạch ở mặt do không thích nghi được với thời tiết thất thường: Dù tác động của thời tiết với mỗi người là như nhau nhưng cơ thể mỗi người lại phản ứng khác nhau. Có người chịu ảnh hưởng mạnh do hệ thống tuần hoàn máu mạch máu bị co giãn một cách bất thường gây ra giãn mao mạch.
- Tập thể dục thể thao quá đà cũng là nguyên nhân giãn mao mạch ở mặt do các tế bào cơ bị tiêu hao nhiều năng lượng quá dẫn đến giảm chất dinh dưỡng và tăng các phân tử như carbon dioxide. Từ đó gây ra hiện tượng giãn mao mạch vì các cơ cần nhiều chất dinh dưỡng và oxy hơn.
- Viêm do mắc bệnh hay chấn thương có thể xảy ra tình trạng viêm cũng là nguyên nhân gây giãn mao mạch ở mặt do quá trình viêm để cho phép tăng lưu lượng máu đến những vùng bị ảnh hưởng. Đây còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng, tấy đỏ kèm theo viêm nhiễm.
- Sử dụng các chất làm giãn mao mạch như Nitric Oxide, Carbon dioxide hay các hormones như Acetylcholine, Prostaglandins và Histamine… Khi lượng các chất này nhiều hơn sẽ khiến mao mạch bị giãn ra nhanh và diện rộng.
5 cách đơn giản bạn có thể tự trị giãn mao mạch ở mặt tại nhà
Giãn mao mạch có nhiều nguyên nhân gây ra và khá phổ biến, chính vì vậy cũng có khá nhiều cách đơn giản để trị giãn mao mạch tại nhà mà bạn có thể tự thực hiện. Dưới đây là 5 cách đơn giản bạn có thể tự trị giãn mao mạch ở mặt mà hiệu quả rất tốt:
- Sử dụng giấm táo trị giãn mao mạch ở mặt
Giấm táo từ trước đến nay được coi như một chất làm se da mặt, giúp kéo căng da để giảm mẩn đỏ và giãn mao mạch, đặc biệt là hiện tượng giãn mao mạch mạng nhện. Cách sử dụng giấm táo để trị giãn mao mạch ở mặt rất đơn giản, chỉ cần chấm 1 miếng bông vào giấm và đắp lên vùng da cần bảo vệ. Đều đặn hàng ngày trong một thời gian sẽ có hiệu quả rõ rệt.
- Vitamin C có tác dụng trong việc điều trị giãn mao mạch ở mặt
Vitamin C không chỉ giúp tăng đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm giảm hiện tượng giãn mao mạch ở mặt. Và một nghiên cứu mới đây chứng minh rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mạch máu khỏe mạnh và tăng sự đàn hồi. Đồng thời vitamin C còn giúp giữ collagen trong tế bào hiệu quả, chính vì thể bổ sung vitamin C còn khiến cho việc điều trị có hiệu quả.
- Đắp muối hột giúp trị giãn mao mạch ở mặt hiệu quả
Thay vì lấy muối hột để tẩy da chết, bạn có thể tẩy luôn chứng giãn mao mạch ở mặt nhờ việc massage muối trên vùng da bị giãn mao mạch. Việc làm này có hiệu quả trị giãn mao mạch nhờ vào cơ chế máu dễ dàng lưu thông dưới các mao mạch, giảm hiện tượng giãn mao mạch thấy rõ. Không chỉ có hiệu quả trong việc trị giãn mao mạch, đắp muối hột đều đặn còn khiến da mịn màng hơn và sáng khỏe hơn.
- Xông hơi có tác dụng với trị giãn mao mạch ở mặt
Xông hơi là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng lại cho hiệu quả tốt với mao mạch trên da. Hơi nước nóng khi xông cho thêm muối sẽ giúp bạn trị giãn mao mạch ở mặt hay bất cứ nơi nào cũng rất hiệu quả. Ngoài hiệu quả này, việc xông hơi còn giúp bạn làm se khít lỗ chân lông. Bạn có thể thực hiện cách này bằng 1 nồi nước nóng đun, chùm khăn kín.
- Bổ sung vitamin E và collagen hỗ trợ điều trị giãn mao mạch ở mặt
Tinh chất vitamin E và collagen là 2 chất rất cần thiết và có ích cho làn da bình thường và đặc biệt là da bị giãn mao mạch. Liên tục bổ sung Vitamin E sẽ giúp bạn có một làn da đẹp tự nhiên và Collagen sẽ giúp da có lại được độ đàn hồi và săn chắc.
Dịch vụ liên quan:
- GIÃN MAO MẠCH CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?
- Da giãn mao mạch có chữa dứt điểm được không?
- Giãn mao mạch mũi do đâu và có thực sự nguy hiểm?