Bị u máu vành tai khi nào nên để yên và khi nào phải điều trị?

U máu vành tai là một dạng u máu ở da nhưng vị trí trên vành tai. U máu là dạng u lành tính và hầu hết các trường hợp không cần điều trị gì. Nhưng cũng đôi khi nó gây ra biến chứng nguy hiểm và cần phải điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Vậy khi nào u máu vành tai cần phải điều trị?

U máu vành tai có nguy hiểm không?

U máu vành tai là một dạng u máu trên da, đây là dạng u máu hay gặp. U máu có thể gặp bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng đầu mặt cổ, chiếm tới 60% tổng số các trường hợp u máu. 

u máu vành tai

U máu thường gặp ở trẻ sơ sinh, sau đó nó có thể phát triển và tự thoái lui sau một thời gian. U máu vành tai cũng có các giai đoạn phát triển tương tự bao gồm giai đoạn tăng sinh, giai đoạn ổn định và giai đoạn thoái triển. 

Khi bị u máu ở vành tai người bệnh sẽ thấy những vết màu đỏ hay đỏ sẫm trên da và có thể nổi cao thành dạng u, khi sờ vào thấy mật độ mềm, đa số u máu không gây đau nhức. Một số trường hợp có biến chứng có thể khiến cho u máu bị chảy máu, loét gây đau nhức, nhiễm trùng, phát triển to và xâm lấn vào vùng tai giữa, hàm mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 

Như vậy, trong đa số các trường hợp thì u máu vành tai là lành tính và không ảnh hưởng gì nhiều tới cơ thể. Nhưng cũng có một số trường hợp thì u máu vành tai cũng có thể gây ra biến chứng bao gồm:

  • Gây chảy máu và loét: nếu nó hay bị cọ xát hay khối u to cũng có nguy cơ bị chảy máu nghiêm trọng hay loét tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • U phát triển quá to xâm lấn tới các vùng xung quanh: Mặc dù điều này rất hiếm, những khối u máu phát triển nhanh và quá to cũng có nguy cơ xâm lấn toàn bộ tai, góc hàm, tuyến mang tai, gây nguy hiểm đến tính mạng. Gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. 

Khi nào cần điều trị u máu vành tai? 

Thông thường, việc để yên không làm gì cả đối với những u nhỏ, không phát triển to, không ảnh hưởng đến chức năng sống của cơ thể, u nằm ở những vùng da không bị cọ xát nhiều, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít nguy cơ biến chứng... Thì đây là lựa chọn đầu tiên và đại đa số các trường hợp  Một số trường hợp khi u phát triển ổn định rồi sẽ sẽ tự thoái triển nên việc không làm gì lại mang tới lợi ích cao hơn so với việc cố gắng can thiệp lại có nguy cơ gây hại.

Khi mà u máu vành tai có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thì mới có chỉ định điều trị. 

Một số biện pháp có thể sử dụng khi điều trị u máu vành tai bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ giúp kiểm soát gia tăng kích thước khối u. Khi khối u có xu hướng phát triển to nhanh, nhưng có thể thoái triển và chưa có chỉ định phẫu thuật thì có thể dụng một số thuốc để kiểm soát sự phát triển quá mức của khối u. 
  • Điều trị bằng laser có hay không kết hợp tiêm thuốc corticoid nếu u to, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, hay những vị trí không thể phẫu thuật được….Việc dùng tia laser có thể kiểm soát một phần chảy máu do phẫu thuật. 
  • Nút mạch: Là biện pháp làm giảm dòng chảy tới khối u, khiến cho khối u không phát triển. Nó cũng tiền đề cho việc phẫu thuật, giảm bớt nguy cơ chảy máu nghiêm trọng khi phẫu thuật. 
  • Phẫu thuật: Khi khối u máu ảnh hưởng hay cản trở các chức năng sống của cơ thể hay u lớn và ảnh hưởng thẩm mỹ thì có chỉ định phẫu thuật. Nó thường làm sau nút mạch để giảm nguy cơ chảy máu. 

Tóm lại, nếu như trên tai của bạn xuất hiện khối nhỏ, thay đổi màu sắc, không ảnh hưởng tới chức năng sông và được xác định là u máu thì không cần điều trị gì cả. Hãy để yên và chung sống hoà bình với nó. Chỉ tiến hành can thiệp điều trị khi nó đột nhiên to lên nhanh, gây loét và đau, chảy máu, xâm lấn cơ quan...

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. Dấu hiệu nhận biết u máu thực quản
  3. U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ? CÁCH  ĐIỀU TRỊ 

Tags:

Bài viết liên quan