Dấu hiệu nhận biết u máu thực quản

U máu thực quản là một trong những loại u lành tính xuất hiện ở thực quản. Khi khối u xuất ở thực quản có thể gây ra các triệu chứng do tắc nghẽn thực quản hay đôi khi là tình trạng nôn ra máu. 

Thế nào là u máu thực quản?

U máu thực quản (hay thường gọi là u mạch máu thực quản) là một bệnh lý lành tính đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào nội mô mạch máu, gây ra khối. Tình trạng này hay gặp hơn ở trẻ em, nó có thể xuất hiện ngay sau sinh hay sau 1 tuần hoặc trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ. Nó thông thường tiến triển qua 3 giai đoạn tăng sinh, ổn định và thoái triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nó không thoái triển mà tồn tại kéo dài nhiều năm.

u máu thực quản

Đây không phải dạng u lành tính hay gặp. Ở thực quản khối u lành tính hay gặp nhất đó u cơ trơn dưới niêm mạc. 

U máu thực quản hình thành thường không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có thể do những bất thường từ trong quá trình bào thai…Nói chung, vì không rõ nguyên nhân gây bệnh nên không thể phòng ngừa được bệnh. 

Các biểu hiện của u máu thực quản

U máu có thể không gây ra biểu hiện gì rõ ràng về mặt lâm sàng, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra các dấu hiệu không đặc hiệu. Vì những dấu hiệu này có thể thấy trong nhiều bệnh lý khác nhau.

Các dấu hiệu nhận biết u mạch máu ở thực quản bao gồm:

  • Nếu khối u mạch máu phát triển đủ lớn để gây tắc nghẽn, người bệnh có thể bắt đầu chú ý đến chúng. Các dấu hiệu của sự tắc nghẽn bao gồm khó nuốt, nuốt nghẹn, thức ăn bị mắc kẹt ở phía sau họng. 
  • Thường xuyên bị nấc hoặc ợ. 
  • Trào ngược những loại thức ăn chưa được tiêu hoá.
  • Nếu nó lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh thì bạn có thể bị ho, tức ngực, khó thở.
  • Chảy máu trong thực quản, thậm chí nặng có thể nôn ra máu ồ ạt. Nhất là khi ăn những loại thức ăn cứng có thể tổn thương bề mặt khối u gây chảy máu và có thể gây loét.
  • Vết loét ở thực quản: khiến bạn cảm thấy đau vùng sau xương ức.
  • Hay cảm giác buồn nôn và nôn.

Các dấu hiệu trên không đặc hiệu cho u máu. Mà nó có thể gặp ở nhiều dạng khối u khác nhau ở thực quản. Kể cả là u lành hay u ác tính. Cho nên, bạn cần được thăm khám để có thể biết chính xác bệnh.

Khi thăm khám bạn có thể phát hiện u máu thực quan thông qua các biện pháp như nội soi, chụp MRI, chụp CT. Nó còn cho phép chẩn đoán những bệnh lý khác, giúp chẩn đoán phân biệt u máu với các khối u khác.

Làm gì khi bị u máu thực quản?

Khi bạn đã được thăm khám và được chẩn đoán tình trạng u máu thì biện pháp xử lý tùy từng trường hợp khác nhau. 

Nếu như khối u nhỏ, không có nguy cơ biến chứng thì thường được theo dõi định kỳ. Bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, nhai kỹ, tránh các loại thức ăn cứng và nhọn, nó có thể làm tổn thương khối u máu. Chế độ ăn uống cũng nên bổ sung đầy đủ vitamin C, để tăng vững bền thành mạch. 

Nếu khối u lớn hơn, có nguy cơ cao bị chà xát bởi thức ăn và gây ra biến chứng. Thì bác sĩ có thể khuyên bạn nên loại bỏ khối u. Các biện pháp điều trị u máu thực quản có thể dùng như phẫu thuật nội soi thực quản, nút mạch máu, dùng tia xạ ở những vị trí nguy hiểm và không thể can thiệp phẫu thuật. Mọi biện pháp điều trị can thiệp đều có thể gây ra một số biến chứng. Cho nên, bạn nên chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện nhằm tránh tai biến. 

Sau điều trị, bạn cũng cần được chăm sóc, theo dõi và thăm khám để biết được có biến chứng gì sau điều trị hay không, u máu đã hết thật sự hay có tái phát không. 

Dấu hiệu nhận biết u máu đôi khi không thực sự rõ ràng. Nó có thể giống với một số bệnh lý khác. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường khiến bạn lo lắng, bạn nên thăm khám để biết chính xác tình trạng của bản thân.

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. Dấu hiệu nhận biết u máu thực quản
  3. Bị u máu vành tai khi nào nên để yên và khi nào phải điều trị?

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ