Bớt chàm đỏ – những điều cần biết

Bớt chàm đỏ là một dạng u máu thường xuất hiện sau khi sinh do sự phát triển bất thường của mạch máu ở dưới bề mặt da (mạch máu đó có thể nằm gần sát da hoặc có thể nằm sâu dưới da). Đa số là dạng lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp bị biến chứng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị.

Về mặt triệu chứng của bớt chàm đỏ

Bớt chàm đỏ - những điều cần biết

  • Thường xuất hiện khi mới sinh ra được từ 1 đến 4 tuần tuổi (đây là thời điểm dễ bị bớt chàm đỏ nhất).
  • Khi xuất hiện chúng có màu đỏ và có kích thước khác nhau, dễ nhận thấy chúng không vì màu đỏ khác thường trên bề mặt da mà còn nằm ở trên bề mặt vết bớt chàm đỏ đó có những vảy nhỏ li ti mà trắng.
  • Chúng có kích thước khác nhau vì phụ thuộc vào sự phát triển của các mạch máu bất thường ở dưới bề mặt da.
  • Theo thời gian thì dần dần các vết bớt chàm đỏ này sẽ đổi màu sang màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt.
  • Khi vùng da bị bớt chàm đỏ tiếp xúc với mồ hôi hay nước bẩn sẽ có cảm giác kích da gây ngứa và khó chịu.

Về mức độ nguy hiểm của bớt chàm đỏ:

  • Đa phần bớt chàm đỏ là lành tính, chúng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng giai đoạn đầu chúng thường gây ra các cảm giác ngứa, khó chịu vì thế tránh tuyệt đối việc gãi, cào làm xước da vùng bị bớt chàm nhằm tránh bị nhiễm trùng dẫn đến những hậu quả khó lường.
  • Với những vết bớt chàm đỏ có màu rượu vang: nếu ở vùng da bình thường thì không quá lo lắng nhưng nếu chúng ở khu vực da bị các vết thương hở hoặc lở loét và có dấu hiệu chuyển sang màu đỏ sẫm thì cần phải đến cơ sở y tế để khám ngay.
  • Với những vết bớt chàm đỏ ở dạng u máu: dang này thường được gọi là bớt dâu tây vì chúng có màu đỏ giống như quả dâu tây và phồng trên bề mặt da. Dạng này cũng giống như vết bớt chàm có màu rượu vang nên chỉ khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì người bị mới cần đi khám để chữa trị.

Việc chữa bớt chàm đỏ có thực sự quá khó?

1. Chữa theo phương pháp tây y:

  • Với trường hợp bị nhẹ thì đa phần sử dụng các loại thuốc bôi da thường là thuốc chống dị ứng da (loại nhẹ)
  • Vỡi trường hợp bị nặng như các vết bớt chàm lan rộng, đổi màu thì phải sử dụng các loại thuốc đặc trị và phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Chữa theo phương pháp đông y:

  • Khác với tây y, chữa theo đông y sẽ lành tính hơn và trên thực tế cũng được chứng minh là khá hiệu quả.
  • Người bị cần đến các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín để khám và xác định chính xác tình trạng của bản thân để từ đó có cở sở chữa trị sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

3. Chữa theo phương pháp dân gian:

  • Theo kinh nghiệm dân gian thì chữa bớt chàm đỏ có khá nhiều cách như dùng tinh dầu dừa, dùng khoai tây, dùng tinh dầu cám gạo hoặc dùng lá trà xanh.
  • Tuy nhiên, người bị cần cân nhắc và tìm hiểu cho kỹ cách chữa theo phương pháp này nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng da.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa bớt chàm đỏ nhằm giảm nhẹ tình trạng cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Thứ nhất: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bớt chàm. Với trẻ nhỏ thì cắt móng tay thường xuyên nhằm tránh trẻ cào, gãi gây xước da dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da.
  • Thứ hai: môi trường sống thoát mát, rộng rãi, sạch sẽ, tránh những môi trường bụi bẩn, hóa chất, lông động vật. Với các khu vực da bị bớt chàm thì tuyệt đối tránh các loại hóa chất tẩy rửa, các loại kem bôi có axit,…
  • Thứ ba: nên thường xuyên mặc những bộ quần áo mềm mịn, không nên mặc quần áo thô cứng và bó sát, đặc biệt là với trử nhỏ.
  • Thứ tư: cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường tại các vùng da bị bớt chàm đỏ. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Chàm bớt bẩm sinh chữa có được không?
  2. Em bị chàm bớt bẩm sinh có điều trị được không?
  3. Nguyên nhân và cách chữa bớt chàm ở trẻ sơ sinh?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ