Khi nào bạn cần điều trị u máu ở lưỡi?

U máu ở lưỡi là một tình trạng thường thấy trong bệnh lý u máu vùng đầu mặt. Hầu hết u máu xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể tự thoái lui mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp nó có thể gây ra biến chứng và cần điều trị. Vậy khi nào cần điều trị khi bị u máu ở lưỡi?

U máu ở lưỡi là gì?

Khi nào bạn cần điều trị u máu ở lưỡi?

U máu ở lưỡi là một dạng u máu niêm mạc, hình thành do sự tăng sinh bất thường của nội mạc mạch máu. 

Trên cơ thể thì u máu có thể xuất hiện ở bất kỳ đầu và nó đa số lành tính, không có nguy cơ phát triển thành ung thư. 

Mặc dù nó có tên là u máu, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở dạng một mảng thay đổi màu sắc như màu đỏ hoặc màu thẫm. Một số trường hợp mới thấy u gồ lên trên mặt niêm mạc lưỡi và khi đó nó có nguy cơ trở ngại việc ăn uống, nói chuyện, có thể gây ra nhiều biến chứng hơn.

U máu xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và chưa thực sự rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh này. Do đó mà bạn không có biện pháp nào có thể phòng ngừa nó. 

Các giai đoạn phát triển của u máu ở lưỡi

Sự phát triển của u máu tương đối hằng định và tương đối giống nhau ở các vị trí. Nó thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn bắt đầu là giai đoạn tiềm tàng: Quá trình mất điều hòa tăng sinh mạch thường bắt đầu xảy ra từ 3 tháng cuối của thai kỳ, kéo dài cho đến tuần thứ 3 sau sinh. Sau sinh thì thường u máu ở lưỡi vẫn chưa được phát hiện, hoặc đôi khi chú ý thì chỉ dưới dạng một vết giãn mạch hình sao, hay một bớt màu đỏ ở niêm mạc.
  • Giai đoạn tiến triển: Bắt đầu từ khoảng tuần lễ thứ 3 sau sinh cho đến khi trẻ được 18 tháng. U máu có thể phát triển lan rộng ra, có thể tiến triển rất mạnh với thể loét hoại tử hoặc đôi khi giai đoạn này phát triển rất chậm chạp. Giai đoạn này bạn có thể nhận thấy rõ biểu hiện của u máu như thấy một khối thay đổi màu sắc ở trên lưỡi, sờ vào thường có mật độ mềm, có thể dễ chảy máu. 
  • Giai đoạn thoái triển hay u máu teo dần đi: Từ 18 tháng cho đến 6-7 tuổi. Thay thế những tổn thương này bằng tổ chức thoái hóa thành các xơ mỡ ở các mức độ khác nhau. Giai đoạn này sẽ thấy các vị trí có màu sắc bất thường dần thu nhỏ và thay đổi cả về màu sắc.

Yếu tố nhiễm trùng và tắc mạch góp phần khiến cho u bị thoái triển.

Tuy nhiên, không phải ai khối u máu cũng thoái triển. Mà chỉ có khoảng 80-90% số người mắc nó sẽ thoái triển. Còn lại nó có thể không phát triển về kích thước nhưng cũng không biến mất.

Khi nào cần điều trị u máu ở lưỡi?

Chính vì u máu ở lưỡi có thể tự thoái triển mà không cần phải can thiệp gì, nên nó ít khi được can thiệp điều trị. Chỉ đặt ra vấn đề điều trị khi nó gây ra những biến chứng như:

  • U máu ở lưỡi kéo dài, khiến cho trẻ khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.
  • U máu ở lưỡi bị loét và bị nhiễm trùng.
  • Thường xuyên bị chảy máu, khi ăn nhai hay nói chuyện.
  • U máu đã phát triển to và không có tình trạng thoái lui. 
  • U máu gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh. Mặc dù trong miệng thì ít gây ra ảnh hưởng tới thẩm mỹ, nhưng nếu vị trí của nó có thể dễ dàng nhìn thấy khi ăn hay nói chuyện thì cũng khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti.

Nếu như u máu gây ra những biến chứng trên thì việc điều trị có thể đặt ra. Những biện pháp có thể là dùng thuốc nội khoa nhằm thu nhỏ khối u máu, phẫu thuật, laser…tùy từng trường hợp mà có chỉ định cụ thể. 

Như vậy, u máu ở lưỡi không phải lúc nào cũng cần điều trị. Mà biện pháp tốt nhất đó là theo dõi và phát hiện sớm bất thường. Bởi vì, đôi khi việc để yên nó lại mang đến nhiều lợi ích hơn cho người bệnh so với cố gắng can thiệp điều trị. Hãy luôn lắng nghe cơ thể để biết được những bất thường nếu có. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI, phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. Làm gì khi bị u máu niêm mạc miệng?
  3. U máu trong gan là bệnh gì?

Tags:

Bài viết liên quan