NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN SUY GIÃN MAO MẠCH CHÂN?

Suy giãn mao mạch chân được xem là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Các mao mạch giãn nở và nổi rõ trên chân, rất dễ phát hiện và trở thành nỗi lo nhiều người. Tình trạng giãn mao mạch ở chân nói riêng và giãn mao mạch máu nói chung là gì, có nguyên nhân do đâu? 

Giãn mao mạch máu là gì?

Giãn mao mạch máu dưới da là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu bị phình to và giãn, làm xuất hiện trên da các mạch máu giãn chằng chịt như hình mạng nhện, chúng thường có màu xanh hoặc tím đôi khi là màu đỏ, vùng da bị giãn mao mạch máu sẽ tối màu hơn những vùng da xung quanh. Hiện tượng này thường gặp ở các mao mạch (hay các mạch máu nhỏ) và cả ở các tĩnh mạch ngoại biên. 

Giãn tĩnh mạch có thể gặp ở rất nhiều vị trí khác nhau trên khắp cơ thể (ví dụ như thực quản, hậu môn, bụng...), nhưng thường gặp nhất là chân (vùng quanh đùi, mặt sau của chân,...)

Suy giãn mao mạch chân

Các mao mạch suy giãn thường có màu sắc khác nhau, từ đỏ, xanh lam tới tím:

  • Mao mạch máu chân màu xanh lam: thường gặp khi các mao mạch lớn và sâu như tĩnh mạch. Sau một vài tháng, các mao mạch màu xanh lam nổi dần lên và ngày càng phình to. Thành mao mạch của chúng dần yếu hơn, mỏng đi và có thể bị vỡ, gây xuất huyết.
  • Mao mạch máu chân màu đỏ: với các mao mạch nhỏ và phân bố rộng rãi, thường kết thành hình như mạng nhện.
  • Mao mạch máu chân màu tím: là loại suy giãn mao mạch ở các mao mạch có đường kính, độ sâu trung bình và tốc độ dòng chảy nhanh.

Các loại suy giãn mao mạch

Dựa trên màu sắc, hình dáng, suy giãn mao mạch được chia thành 4 loại

  • Đơn giản hoặc tuyến tính (theo đường thẳng)
  • Phân nhánh hình cây (từ một nhành chính tỏa ra các nhánh con) (do tĩnh mạch chính gây ra)
  • Hình sao và lưới
  • Dạng lỗ.

Nguyên nhân gây suy giãn mao mạch máu ở chân

Nguyên nhân gây tình trạng suy giãn mao mạch máu chân thường gặp nhất là nguyên nhân di truyền.

Suy giãn mao mạch chân có thể chia thành 3 loại:

- Giãn mao mạch máu ở chân do bẩm sinh: chúng xuất hiện ngay khi mới được sinh ra (ví dụ, u mạch) và có thể liên quan đến các khiếm khuyết dị tật.

- Suy giãn mao mạch chân nguyên phát: xuất hiện ở trẻ nhỏ (khi thành mao mạch và da còn mỏng manh)

- Suy giãn mao mạch chân thứ phát: có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi (do nhiều nguyên nhân khác nhau).

Vị trí gặp suy giãn mao mạch sơ cấp (mao mạch giãn ban đầu) thường không cụ thể. Tuy nhiên chúng thường xuất hiện ở mặt sau của chân, giữa các khớp đầu gối. Sau đó, dần hình thành thêm các mao mạch bị giãn khác xung quanh, chúng thường hình thành ở mặt ngoài của đùi.

Vào mùa hè hoặc trước kỳ kinh nguyệt, chúng có thể gây căng giãn các mao mạch khiến chân người bệnh cảm thấy nóng rát, từ đó cũng dần hình thành thêm nhiều mao mạch bị suy giãn hơn và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giãn mao mạch chân là gì

- Thông thường, sự suy giãn tĩnh mạch thứ cấp có liên quan đến các bệnh lý da liễu hoặc toàn thân ví dụ như 

  • Bệnh lupus, bệnh tăng bạch cầu, xơ cứng bì, cường giáp,...
  •  Viêm mô tế bào
  •  Chấn thương, sẹo, liệu pháp xơ hóa
  •  Tình trạng viêm cấp tính và mãn tính
  •  Bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng xạ trị liệu
  •  Huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm tắc tĩnh mạch nông
  •  Da nhiễm Corticoid (tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, xuất hiện viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong một thời gian dài)
  •  Tăng huyết áp tĩnh mạch sâu.

suy gian mao mach chan2

Giãn mạch máu chân thứ cấp

  • Do phơi nắng trong thời gian dài, tia UV từ ánh nắng mặt trời gây tổn thương da.
  • Do rối loạn nội tiết tố nữ (đặc biệt liên quan đến việc mang thai và dùng thuốc tránh thai)
  • Một số nguyên nhân khác như: thừa cân, nghiện rượu, sử dụng các thuốc gây giãn mạch, quần áo bó sát,...

Suy giãn mao mạch chân

Dịch vụ liên quan:

  1. Điều trị giãn mạch máu nhỏ hiệu quả công nghệ Laser xung dài SP Dynamis
  2. CÁCH KHẮC PHỤC GIÃN MAO MẠCH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ
  3. CÁCH ĐIỀU TRỊ GIÃN MAO MẠCH TẠI NHÀ

 

Tags:

Bài viết liên quan