Những điều bạn cần biết về u máu trong cơ

U máu trong cơ là một dạng u máu ở vị trí đặc biệt, hiếm gặp. Tuy nhiên, cũng giống như những loại u máu khác thì nó cũng là khối lành tính, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể thoái triển. 

U máu trong cơ là gì?

U máu trong cơ là tình trạng tăng sinh mạch máu trong cơ, đây là dạng u lành tính và khá hiếm gặp. Người ta nhận thấy có tới 80 – 90% u máu trong cơ xảy ra ở người dưới 30 tuổi. Nhưng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, rồi có thể phát triển theo các giai đoạn bệnh và đa số sẽ thoái triển. U máu trong cơ thường xuất hiện ở các vị trí như tứ chi, hay gặp ở đùi, có thể gặp ở vị trí khác với tỷ lệ thấp hơn. 

Những điều bạn cần biết về u máu trong cơ

Không rõ nguyên nhân nào gây ra u máu trong cơ, nhưng có thể do những yếu tố người mẹ gặp phải khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì nguyên nhân không rõ nên khó có thể phòng tránh được u máu.

Nhận biết u máu trong cơ như thế nào?

U máu có thể không thấy triệu chứng gì trong hầu hết các trường hợp.  

Màu sắc da trên khối u không thay đổi. Một số dấu hiệu có thể thấy khi bị u máu trong cơ bao gồm:  

  • Tăng kích thước của chi bị bệnh (đường kính tăng).
  • Có thể tự sờ thấy một khối dưới da. 
  • Đau và sưng một vùng ở chi.
  • Khi hoạt động thì có dấu hiệu đau và sưng to hơn ở vùng có u máu do giãn mạch, tăng dòng chảy tới u.

Các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu để có thể chẩn đoán bệnh. Cho nên nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ cần kết hợp các dấu hiệu cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI để chẩn đoán xác định.

Có cần điều trị u máu trong cơ không?

Người ta nhận thấy trong đa số các trường hợp u máu sẽ tự thoái lui nên ít khi có chỉ định điều trị u máu trong cơ. Ngoài ra, u máu cũng có thể tái phát sau điều trị, cho nên việc điều trị chỉ đặt ra khi nó thực sự cần thiết. 

Một số biện pháp được áp dụng trong điều trị u máu bao gồm: 

  • Điều trị u máu bằng cách chiếu tia xạ nếu không phẫu thuật được hoặc những khối u máu ở vùng nguy hiểm.
  • Nút mạch trước, sau đó tiến hành phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn phần u máu. Tuy nhiên phẫu thuật loại bỏ toàn phần u máu thường là biện pháp không khả thi, phẫu thuật một phần thì u dễ tái phát.

Ngoài điều trị, thì việc chăm sóc khối u trong quá trình nó đang phát triển, chờ đợi giai đoạn thoái triển cũng rất quan trọng.  Trong giai đoạn khối u máu phát triển thì lớp da tại vị trí khối u sẽ bị căng vì vậy nếu khối u nằm ở vị trí đặc biệt như môi, đường tiết niệu và sinh dục,… thì có thể sẽ bị chảy máu và loét. Chính vì vậy, cần được chú ý đặc biệt đến việc vệ sinh, để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Những lưu ý khi điều trị u máu trong cơ

Mặc dù không phải trường hợp nào cũng cần điều trị, nhưng những trường hợp phải điều trị thì việc chăm sóc sau điều trị rất quan trọng. Sau quá trình điều trị u máu, để giảm nguy cơ nhiễm trùng và những biến chứng khác sau quá trình điều trị bạn cần: 

  • Luôn giữ độ ẩm nhất định cần cho những vùng da xung quanh khối u máu nhằm giảm nguy cơ gây nứt nẻ chảy máu. Có thể sử dụng một số thuốc bôi da không gây kích ứng da. 
  • Các vết thương tổn bị chảy máu cần được làm sạch bằng nước và dung dịch sát khuẩn.
  • Sau điều trị có thể sử dụng các loại kháng sinh bôi tại chỗ để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Sau điều trị, nếu có dấu hiệu bất thường cần tái khám sớm để được điều trị. Nhất là trong trường hợp xảy ra viêm loét, chảy máu và có các dấu hiệu nhiễm khuẩn sau điều trị. 

U máu không phải là tình trạng thường gặp, nhưng trong đa số các trường hợp u máu có thể thoái triển và không gây ra biến chứng. Nhưng việc chăm sóc khi nó tiến triển cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI : Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không sẹo
  2. Bị u máu thanh quản có cần điều trị không?
  3. Các biện pháp trị u máu trên mặt hiệu quả
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ