NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN
Bệnh dị dạng tĩnh mạch chân là loại bệnh diễn ra âm thầm gây nên các biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông, sâu khiến người bệnh đau đớn, phù nề hai chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị sớm có thể gây chảy máu, loét chân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, dị dạng tĩnh mạch chân chiếm khoảng 35% người lao động, 50% người nghỉ hưu và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới.
Dị dạng tĩnh mạch chi dưới là gì?
Dị dạng tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở hai chi, không đi lên tĩnh mạch trở về tim như bình thường khiến tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch làm cho tĩnh mạch bị giãn ra. Bệnh này nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ phát triển khiến dòng máu động mạch nuôi chân bị giảm theo. Từ đó gây ra cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù nề, tê dị cảm, chuột rút, kiến bò về ban đêm. Những trường hợp bệnh nặng hơn xuất hiện biến chứng dư chàm da, loét chân không lành khiến quá trình điều trị kéo dài và gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân bệnh dị dạng tĩnh mạch chân
Dòng máu tĩnh mạch từ chân trở về tim được duy trì theo 1 chiều, đi từ dưới lên là nhờ vào hệ thống van tĩnh mạch, lực hút được tạo ra do hoạt động của cơ tim, cơ thành ngực và lực ép của các khối cơ tại cẳng chân. Đây là cơ chế hoạt động hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi các tác động như phải đứng quá lâu trong thời gian kéo dài, chèn ép tĩnh mạch vùng chậu hay ít vận động cơ cẳng chân sẽ khiến cho van một chiều không còn giữ được chức năng.
Những tác động đó khiến thành tĩnh mạch bị giãn, suy yếu và tạo ra dòng máu trào ngược qua van theo trục các tĩnh mạch theo chiều ngược xuống chân. Dòng máu trào ngược này làm tăng áp lực trong long trục tĩnh mạch lớn, truyền qua tĩnh mạch nhỏ khiến cả hai tĩnh mạch lớn nhỏ đều bị giãn ra. Tình trạng suy van tĩnh mạch có thể xảy ra ở từng vùng hoặc toàn bộ chân.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Ở nhóm đối tượng người trưởng thành, dị dạng tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ chiếm khoảng 73% và nam giới chiếm 56%. Nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố, quá trình mang thai gây chèn ép cản trở máu tĩnh mạch. Bên cạnh đó đặc thù của một số ngành nghề như bán hàng, thợ may, chế biến thủy hải sản, giáo viên,…những công việc phải đứng lâu, người béo phì, ít vận động có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng của dị dạng tĩnh mạch chi dưới
Dị dạng tĩnh mạch chân khi mới xuất hiện ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện bệnh rõ ràng, người bệnh có thể có cảm giác nặng chân hoặc giày dép chật hơn bình thường. Các trường hợp nặng hơn người bệnh có thể thấy chân dễ mỏi, phù nhẹ khi đứng lâu, cảm giác như bị kiến bò hoặc kim chân tại cẳng chân, chuột rút vào ban đêm. Trên da có thể xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti nổi lên như mạng nhện. Các triệu chứng này có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi, các tĩnh mạch giãn ít nên thường được bỏ qua.
Các trường hợp giãn tĩnh mạch chi dưới
Trong giai đoạn tiến triển, tại chân người bệnh có biểu hiện phù mắt cá hoặc bàn chân, thay đổi màu sắc da do máu tĩnh mạch ứ lại lâu ngày. Các tĩnh mạch căng giãn ra nhiều tạo cảm giác đau tức chân, bệnh không có dấu hiệu biến mất mà có thể trở nặng, xuất hiện các túi tĩnh mạch nổi to trên da, các mảng máu bầm, vết chàm lớn trên da hoặc loét da không lành.
Hãy đến thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất khi thấy các biểu hiện bất thường như trên để có thể phát hiện và điều trị dị dạng tĩnh mạch chân kịp thời và đúng phương pháp,
Dịch vụ liên quan:
- Điều trị dị dạng tĩnh mạch với phương pháp laser xung dài
- TIÊM XƠ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH
- MỐI NGUY HIỂM CỦA BỆNH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH