Tiểu phẫu cắt sẹo lồi cần lưu ý gì?
Sẹo lồi là tình trạng sẹo phát triển lồi lên trên mặt da và có thể phát triển lan sang các vùng da lành khác sau một tổn thương. Thường gặp ở những người có cơ địa sẹo lồi và nguy cơ mắc sẹo lồi ở người da màu cao hơn. Một trong như biện pháp điều trị sẹo lồi đó là tiểu phẫu cắt sẹo lồi. Cùng tìm hiểu về những điều lưu ý khi thực hiện phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Tiểu phẫu cắt sẹo lồi là gì?
Phẫu thuật cắt sẹo lồi được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác nhau hoặc tổn thương quá lớn tiên lượng điều trị kém. Khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi tiến hành cắt bỏ sẹo lồi, cần lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm làm tăng sự tái phát của sẹo lồi sau phẫu thuật như:
- Tiền sử gia đình bệnh nhân cũng có người gặp phải tình trạng sẹo lồi.
- Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng thì cần điều trị hết mới phẫu thuật.
- Vị trí phẫu thuật trên cơ thể đặc biệt là giữa ngực và vai.
- Loại chấn thương gây ra sẹo cần quan tâm tới bỏng do nhiệt hoặc hóa chất.
- Mức độ căng da trong thời kỳ hậu phẫu;
Tỷ lệ tái phát sau tiểu phẫu cắt sẹo lồi đơn giản, nếu không kèm những biện pháp phụ trợ hậu phẫu có thể dao động từ 50 – 80%. Cho nên, cần quan tâm tới các biện pháp hỗ trợ để giảm nguy cơ tái phát.
Các biện pháp tiểu phẫu cắt sẹo lồi
Đây là một trong những quy trình dễ thực hiện nhất nhất và thường được áp dụng nhất để bỏ sẹo lồi đó là cắt bỏ rồi tiêm Corticosteroid. Hầu hết những sẹo lồi đã cắt đều cần phải điều trị các biện pháp phụ trợ như Corticosteroid tiêm trong vết thương, băng ép, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon để hạn chế nguy cơ tái phát.
Sau khi phẫu thuật vết khâu cần để yên trong 10 đến 14 ngày vì các chất hỗ trợ có thể làm chậm quá trình liền vết thương.
Trong những trường hợp vết sẹo lồi đã được cắt không thể khép lại được, có thể chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô, từ đó dần dần cho phép có thể cắt và đóng sẹo lại và không làm bạn bị căng da.
Thủ thuật làm đông lạnh sẹo lồi bằng Nitrogen lỏng có nhiệt độ -196oC làm hủy hoại tế bào và các mao mạch. Sự thiếu oxy của mô sẽ làm mô sẹo bị họai tử, tróc ra và xẹp xuống. Có thể áp hoặc phun Nitrogen lỏng trực tiếp lên sẹo, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Có khoảng 50% trường hợp sẹo lồi sẽ phẳng ra sau 8-10 lần điều trị.
Phương pháp này đạt hiệu quả 50-70 %. Nếu kết hợp thêm với tiêm steroid trong khi phẫu thuật lạnh thì tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng với điều trị lên tới 84%.
- Phương pháp dùng laser cũng là biện pháp được áp dụng. Trong một số trường hợp mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Cần lưu ý gì khi tiểu phẫu cắt sẹo lồi
- Sau khi cắt sẹo lồi bạn vẫn có nguy cơ bị tái phát. Cho nên cần thực hiện đúng những dặn dò của bác sĩ, có thể giảm tối đa nguy cơ tái phát.
- Sau phẫu thuật bạn cũng có thể gặp phải một số biến chứng. Nên tái khám để có thể được thăm khám đầy đủ.
- Chăm sóc sau cần giữ sạch vết mổ tránh nhiễm trùng, cần được thay băng theo chỉ định để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng đó sau phẫu thuật làm thay đổi sắc tố da dẫn tới sẹo thâm.
- Quan trọng là bạn cần có các biện pháp phòng ngừa sẹo lồi nhất là ở những người đã từng có cơ địa sẹo lồi. Cần giảm thiểu những can thiệp phẫu thuật không cần thiết, tránh hình thành sẹo lồi.
Sẹo lồi là một bệnh ngoài da lành tính và chính là những tổn thương thứ phát từ một đáp ứng mô liên kết thừa ở những người những có khuynh hướng tạo sẹo lồi. Điều trị sẹo lồi đa số là biện pháp giúp cải thiện về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên các biện pháp hiện tại vẫn có một phần nguy cơ tái phát. Tùy từng trường hợp bạn có thể được bác sĩ chỉ định các phương pháp phù hợp.
Dịch vụ liên quan:
- CẮT SẸO LỒI, HỒI SINH VÙNG DA BỊ SẸO
- Nguyên nhân nào gây ra sẹo lồi?
- Trị sẹo rỗ, sẹo lõm hiệu quả với Laser Fractional CO2