Trẻ bị u máu ở mặt phải làm sao?

Một số trẻ sau khi sinh ra được vài tuần thì trên mặt bỗng xuất hiện một u máu với nhiều hình dạng khác nhau. Điều này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng muốn biết phải làm như thế nào. Cùng tìm hiểu những điều bạn cần làm khi con bị u máu ở mặt qua bài viết này nhé. 

Tại sao trẻ bị u máu ở mặt?

U máu là dạng u lành tính thường gặp nhất ở trẻ em. U thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 tuần. U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng, khí phế quản, gan… 

Trẻ bị u máu ở mặt phải làm sao?

Nhưng có khoảng  60% u máu tập trung ở đầu, mặt, cổ. U máu ở mặt là dạng u máu hay gặp ở trẻ. Đến này người ta vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân nào dẫn tới u máu ở trẻ. 

U máu phát triển như thế nào?

Cũng như hầu hết u máu ở các vị trí khác, thì u máu ở mặt có thể xuất hiện theo các giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn tăng sinh nhanh: Diễn ra trong khoảng từ khi trẻ 0 đến 12 tháng tuổi. Thường diễn ra mạnh nhất trong 3 tháng. Trong giai đoạn này, 80% u máu ở mặt tăng gấp đôi kích thước, trong đó khoảng 5% phát triển rất mạnh và có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng nhiều chức năng và thẩm mỹ của trẻ;
  • Giai đoạn ổn định: Diễn ra trong vòng 1 đến 5 năm. Sau giai đoạn tăng sinh, u máu dần dần ổn định cả kích thước và biểu hiện lâm sàng, thường gặp nhất là kéo dài đến tháng thứ 18-20.
  • Giai đoạn thoái triển (5-10 năm): Giai đoạn này thời gian màu da nhạt dần sau đó u máu ở mặt xẹp dần, nhưng chậm hơn. Sự thoái triển xảy ra đến 70-80% các trường hợp sau khi 6 tuổi. Sự thoái triển của u máu dưới da thường chậm hơn u máu trên da.

U máu ở mặt ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

U máu ở mặt lành tính, tuy nhiên ở một số trường hợp nó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định với trẻ, bao gồm: 

  • Có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm.
  • Những u máu phát triển nhanh nếu được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển nguy cơ để lại sẹo hoặc mô mỡ xơ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
  • Một số u máu có thể dễ bị loét, nhiễm trùng và chảy máu. Cần được điều trị.
  • Nếu u máu ở gần vị trí  mi mắt gây che lấp tầm nhìn ảnh hưởng thị lực. Nó cũng có thể xâm lấn khiến trẻ bị tổn thương mắt. 

Trẻ bị u máu ở mặt phải làm sao?

Những điều cha mẹ cần làm khi nhận thấy con mình có dấu hiệu của u máu bao gồm:

  • Cần đi khám để xác định đó có phải u máu hay không. 
  • Nếu trường hợp u máu đang tiến triển không gây ra tổn thương gì, thì cần theo dõi định kỳ.
  • Nếu nhận thấy u máu ở trẻ phát triển quá mức hoặc có tình trạng loét, chảy máu hay nhiễm trùng cần tái khám sớm. 
  • Một số loại thuốc bôi trên da trẻ có thể giúp u máu ở mặt phát triển chậm lại hoặc ổn định hơn. Bác sĩ có thể chỉ định khi u phát triển nhanh. Bạn nên lưu ý dùng thuốc đúng chỉ định.
  • Không tự ý gây tổn thương, bôi đắp những loại thuốc không rõ nguồn gốc lên mặt của trẻ. Điều này không chỉ khiến bệnh tình không giảm mà còn nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng da của trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì trẻ hệ miễn dịch còn yếu..
  • Việc theo dõi định kỳ thương mang lại lợi ích lớn, bởi vì u máu có thể thoái triển. Cho nên, đừng hấp tấp dùng các biện pháp điều trị ngay cho trẻ khi chưa cần thiết. Điều này có thể gây nguy hiểm hơn cho trẻ, chỉ điều trị khi nó gây biến chứng và lợi ích lớn hơn nguy cơ.
  • Ngoài ra, bạn nên động viên trẻ để trẻ có tâm lý thoải mái nhât. Đặc biệt với trẻ gái hay tự ti, bạn nên quan tâm tới cảm xúc của trẻ. Đừng để trẻ tự ti mà ảnh hưởng tới nhiều góc độ khác. 

Như vậy, mong rằng thông qua bài viết bạn đã biết được rằng trẻ bị u máu ở mặt phải làm sao. Chủ yếu bố mẹ cần theo dõi con để phát hiện sớm những bất thường, tránh nguy cơ biến chứng nếu cơ. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn – Không để lại sẹo
  2. Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em bằng Laser Nd: YAG; Hiệu quả, An toàn, Thời gian ngắn
  3. U máu não có nguy hiểm không?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ