U máu lách là gì?
U máu là một dạng tổn thương lành tính có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. U máu lách cũng được coi là tình trạng u lành tính hay gặp nhất ở lách. Tuy nhiên, khi bị u máu lách cần theo dõi sát để hạn chế nguy cơ biến chứng nếu có.
U máu lách là gì?
Lách là một cơ quan bạch huyết lớn nhất cơ thể nằm ở trong ổ bụng. Lách hình tháp, nằm dưới cơ hoành, phía ngoài phình vị dạ dày, mặt ngoài áp vào phía sau lồng ngực. Trọng lượng lách ở người trưởng thành trung bình khoảng 150 gam. Lách trong cơ thể có những chức năng bao gồm:
- Tham gia sản xuất tế bào lympho, một tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ở giai đoạn bào thai lách còn cùng với gan sản xuất các tế bào máu gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt.
- Phá huỷ các tế bào máu già, giữ lại sắt cho cơ thể, protein và các chất cần thiết để tạo tế bào máu mới.
- Dự trữ máu cho cơ thể: Lách tham gia điều hoà khối lượng máu cũng trong tuần hoàn.
- Lách tham gia chống nhiễm trùng bằng cơ chế loại bỏ các vi khuẩn và vật lạ ở máu.
U máu là một khối u lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường của mạch máu. Nên nó có thể gặp ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nếu khối u này hình thành ở lách thì gọi là u máu lách.
U mạch máu là u lành tính phổ biến nhất ở lách và thường được phát hiện tình cờ khi thăm khám bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh ổ bụng.
U máu lách thường có một khối, dạng u mạch máu lan tỏa hoặc nhiều khối u máu ở lách hiếm gặp.
Thông thường nếu khối u máu nhỏ và đơn độc cũng không gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của lách. Nhưng khi nó phát triển lớn có nguy cơ đè đẩy tổ chức của lách và có thể vỡ bất kỳ khi nào.
Làm sao để nhận biết u máu lách
Hầu hết trường hợp u máu phát hiện tình cơ khi thăm khám sức khỏe. Bởi vì nó ít khi gây ra biểu hiện rõ ràng, có thể có những biểu hiện không đặc hiệu như:
- Đau tức vùng mạn sườn bên trái.
- Các biểu hiện khi xuất hiện biến chứng: Đau dữ dội vùng mạn sườn, đau lan cả bụng khi u vỡ tràn máu ổ bụng, choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt…
Những biểu hiện lâm sàng không rõ, nên chủ yếu cần chẩn đoán bằng phương diện chẩn đoán hình ảnh. U máu lách có nhiều hình thái tùy theo thành phần hang hoặc mao mạch trong u.
- Trên siêu âm, các u máu có kích thước càng nhỏ thì càng tăng âm u càng lớn thì cấu trúc âm bên trong khối u tăng âm không đồng nhất.
- Chụp CT hay MRI : Có thể thấy được cấu trúc bên trong và chẩn đoán phân biệt với các khối u khác.
Làm gì khi bị u máu lách?
Mặc dù đây là một tình trạng lành tính, không diễn biến thành u ác tính. Nhưng nó lại có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Khối u phát triển lớn gây đè đẩy tổ chức trong lách, có thể khiến người bệnh đau đớn.
- Khi khối u lớn rất dễ vỡ dù dưới tác động rất nhẹ hoặc chỉ những hoạt động bình thường. Khi u máu lách bị vỡ khiến tràn máu trong ổ bụng và người bệnh có tử vong bất cứ lúc nào.
- Việc điều trị cho khối u máu lách to thì trong quá trình phẫu thuật bóc tách khối u bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi khối u lớn sẽ có nhiều mạch máu tân sinh và có tình trạng dọa vỡ. Nếu không cẩn thận sẽ khiến khối u bị vỡ, gây tràn máu ổ bụng có thể tử vong.
Như vậy, u máu lách có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Cho nên, việc điều trị nên thực hiện sớm là cách duy nhất để điều trị khối u và giúp dự phòng nguy cơ vỡ lách.
Khi khối u nhỏ có thể can thiệp bằng biện pháp nút mạch, mang tới hiệu quả cao và hạn chế nguy cơ chảy máu nếu cần phải phẫu thuật. Nhưng khi khối u máu lớn thường cần loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc cắt lách.
Tóm lại, u máu lách khi được phát hiện nếu chưa thể điều trị thì cần theo dõi sát. Tránh tính trạng để nó diễn biến nặng thì người bệnh còn có nguy cơ tử vong do vỡ u máu.
Dịch vụ liên quan:
- LASER XUNG DÀI : Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không sẹo
- Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của u máu xương hàm
- Trẻ bị u máu ở mặt phải làm sao?