U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi các mạch máu được hình thành không chính xác và nhân lên một cách bất thường. Các mạch máu này nhận được tín hiệu để phát triển một cách nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Hầu hết u máu ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện ngay khi mà em bé mới được sinh ra hoặc ngay trong vài tuần đầu sau khi sinh.

Theo một số chuyên gia, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ thường gặp ở các bé gái nhiều hơn so với các bé trai và phổ biến hơn ở những trẻ em da trắng.Trẻ sinh non (thiếu tháng) hoặc quá nhẹ cân khi sinh thường cũng có nhiều khả năng bị mắc u máu ở trẻ sơ sinh. U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể bé, từ đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng, khí phế quản, hoặc thậm chí là gan… Có khoảng  60% các trường hợp u máu ở trẻ sơ sinh có u máu xuất hiện tập trung ở đầu, mặt, cổ.

U máu ở trẻ

  Khoảng 60% các trường hợp u máu ở trẻ sơ sinh tập trung ở đầu, mặt, cổ

U máu ở trẻ sơ sinh có những loại nào?

  • Hầu hết các trường hợp, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trên bề mặt của da và có màu đỏ tươi. Chúng được gọi là u máu trên bề mặt ở trẻ sơ sinh và đôi khi chúng được gọi là “vết bớt dâu tây”.
  • Có một số u máu sẽ nằm sâu dưới da và trông như có màu xanh lam hoặc giống với màu da; chúng được gọi là u máu sâu ở trẻ sơ sinh.
  • Khi u có một phần sâu dưới da và một phần ở trên bề mặt thì chúng sẽ được gọi là u máu hỗn hợp ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết u máu

U máu ở trẻ là một bệnh thường gặp nên dấu hiệu nhận biết rất đơn giản. Chúng sẽ có biểu hiện ở ba cấp độ.

  • Cấp độ thứ nhất là dạng nhẹ. Dấu hiệu cho cấp độ này là những vết thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng sẽ bằng phẳng như một cái “bớt trẻ em”.
U máu ở trẻ
  • Cấp độ thứ hai là dạng trung bình. Ở giai đoạn này, u máu đã thành một khối u đúng nghĩa. Chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng hơn. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ.
  • Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng kèm theo khi khối u bị vỡ ra hoặc biến chứng. Thường là sẽ bị chảy máu nếu như khối u ngoài da hoặc bị vỡ ra, loét nếu như khối u nằm ở sâu trong phần mềm.

U máu thường ít có khả năng gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi em bé trưởng thành. Có rất ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không diễn ra như vậy và khi đó chúng có thể gây ra biến chứng.

Biến chứng của u máu nói chung ít nguy hiểm và hiếm khi xảy ra. Thường thì người ta sẽ không đặt vấn đề biến chứng trong bệnh này. Trong một số trường hợp, xin lưu ý là rất hạn hữu, là có thể gây nguy hiểm. Chẳng hạn như u máu ở hầu họng có thể gây ra khó thở khi chúng quá to; u máu ở tim có thể sẽ làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ; u máu trong cột sống có thể làm yếu xương; u máu ở mắt có thể làm suy yếu thị lực hay u máu trong gan có thể làm tắc một vài vi quản mật,…

Với những u máu ở ngoài da, không khó để phát hiện ra bệnh. Mặc dù thỉnh thoảng cũng có khả năng bị chẩn đoán nhầm với những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm. Nhưng đối với u máu trong sâu nội tạng thì cần phải có những xét nghiệm chuyên biệt.

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
  3. BỆNH U MÁU, DỊ DẠNG MẠCH MÁU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ