U máu trong miệng là gì? Có nguy hiểm không?

U máu trong miệng là một trong như u lành tính vùng miệng, có thể gặp chiếm khoảng 10% trong tổng số những ca bệnh u lành tính vùng mặt. Mặc dù, đây là một dạng u lành tính, thường ít ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhưng có thể sự phát triển của khối u máu khiến cản trở một số hoạt động trong khoang miệng và có nguy cơ chảy máu.

U máu trong miệng là gì?

  U máu trong miệng là gì? Có nguy hiểm không?

U máu được tạo bởi tình trạng các mạch máu tăng sinh, chủ yếu gặp đó là mao mạch. U máu có thể gặp u máu ở khắp nơi trên cơ thể nhưng ở vùng đầu, cổ, mặt nhiều hơn cả. 

Đây là một dạng u máu và xuất hiện tại vị trí trong khoang miệng, nó có thể gặp ở mọi vị trí như lưỡi, môi, má, sàn miệng, hàm ếch…

Trong các khối u lành tính vùng hàm mặt thì u máu trong miệng là thường gặp nhất, chiếm khoảng 10 – 15 % các ca phẫu thuật.

U máu trong miệng có thể xuất hiện từ ngay sau khi sinh, nhưng phổ biến nhất là trong khoảng thời gian vài tháng đầu đời. U máu có thể tự thoái triển trong 5 năm đầu đời của trẻ, nhưng có một số trường hợp thì u máu vẫn phát triển và tồn tại trong khoang miệng, cần theo dõi, xử trí tùy từng trường hợp. 

Nguyên nhân dẫn tới u máu trong miệng

Đây là một bất thường do sự tăng sinh của mạch máu trong cơ thể. Tuy chưa thực sự rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh nhưng người ta có thể đưa ra một số những giả thuyết được cho là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Do di truyền: Từ cha mẹ sang con cái, nếu bố hoặc mẹ có u máu đã thì những đứa con của họ cũng có nguy cơ bị u máu cao hơn.
  • Liên quan tới yếu tố hormone hoặc các rối loạn về miễn dịch.
  • Ảnh hưởng của hóa chất độc hại hoặc do nhiễm virus trong thời kỳ mang thai. 
  • Hình thành sau một chấn thương.

Các dấu hiệu nhận biết u máu trong miệng

Có nhiều dạng khác nhau, nên các biểu hiện không hoàn toàn giống nhau. Dựa vào đặc điểm hình thái giải phẫu và dấu hiệu lâm sàng người ta chia thành các loại gồm:

  • U máu phẳng (angiome plan): Đây là những bớt đỏ trên da hoặc niêm mạc, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ, không có gì nguy hiểm. Khi ấn tay vào u rất đỏ đổi thành màu trắng, buông tay u lại có màu đỏ tím và khi ấn thường không gây ra đau.
  • U máu gồ (angiome tubéreux): gồ trên da, niêm mạc thành từng chùm như chùm dâu. Khi chúng ta dùng tay bóp nhẹ khối u máu này thì nó có thể xẹp xuống, nhưng khi buông tay nó lại nổi lên. Lưu ý những khối u máu gồ lên có thể dễ bị xuất huyết nên cần chú ý tránh va chạm sẽ gây chảy máu và có nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • U máu dưới da: Dạng này thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang tĩnh mạch. Sự ứ đọng máu lâu ngày trong hang máu sẽ tạo thành các hạt sỏi trắng. Sờ u này thường thấy mật độ hơi chắc và thấy rõ các hạt sạn cứng rắn.

U máu trong miệng có nguy hiểm không?

Đây thường là một bệnh lý lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh và chỉ cần theo dõi không cần can thiệp điều trị khi không cần thiết. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp, thì u máu vẫn cần được điều trị với các phương pháp khác nhau tùy theo đặc điểm của từng dạng u máu. Khi u máu có những đặc điểm sau thì cần phải tiến hành điều trị: 

  • Khối u máu thường xuyên bị chảy máu hoặc có những lần bị chảy nhiều máu, khiến người bệnh có dấu hiệu mất máu.
  • U máu xuất hiện ở những vị trí có ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý. 
  • U máu lớn chèn ép lên mạch máu hay hệ tuần hoàn gây ứ máu. 
  • U máu gây phá vỡ lớp biểu bì xung quanh.
  • U máu lớn chèn ép vào đường thở gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đã có những hiểu biết cơ bản về bệnh u máu trong miệng và mức độ ảnh hưởng của u máu tới sức khoẻ. U máu trong miệng dù không nhất thiết lúc nào cũng cần điều trị, nhưng cần được theo dõi để khi cần có biện pháp điều trị phù hợp. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. [Dantri.com.vn] U máu và phương pháp điều trị triệt để, an toàn
  3. U MÁU TRẺ EM VÀ NHỮNG BIẾN DẠNG THẨM MỸ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ