Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG

Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG

PGS.TS.BS.Phạm Hữu Nghị

Tóm tắt:

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị dị dạng tĩnh mạch lưỡi bằng laser Nd:YAG và ưu nhược điểm của phương pháp này.

Đối tượng và phương pháp: 25 bệnh nhân có dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi. Dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi được đánh giá theo các tiêu chí: vị trí ở lưỡi (dọc, ngang), kích thước, thể bệnh, tổn  thương ngoài lưỡi, biến chứng. Laser Nd:YAG chiếu quang đông trực tiếp  vào khối dị dạng. Thông số laser Nd:YAG liên tục: công suất 20- 25 W , thời gian xung 0,5-1,0 giây (thông thường từ 0,5- 0,8 giây), diện tác động (spot size): 2-3 mm. Thông số của laser xung dài Nd:YAG (Clarity, Lutronic) có hệ thống làm lạnh bề mặt: spot size: 2;3;5 mm, xung 30-50ms với mật độ năng lượng: 200-500J/cm2.

Kết quả: 84% BN đạt kết quả tốt, 16% bệnh nhân đạt kết quả vừa, không có kết quả kém với số lần điều trị trung bình 1,4 lần. Ít biến chứng, ít có tái phát, bảo tồn được hình thái giải phẫu và thẩm mỹ của lưỡi.

Kết luận: Điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng  laser Nd:YAG là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao, ít biến chứng, bảo tồn được hình thái giải phẫu.

Từ khóa: Dị dạng tĩnh mạch; Laser Nd:YAG.

I. Đánh giá kết quả điều trị:

  • Thời điểm đánh giá kết quả: sau điều trị ít nhất 3 tháng
  • Đánh giá kết quả dựa trên hiệu quả làm hết tổn thương mạch máu, sự tái phát , mức độ sẹo và mức độ ảnh hưởng về chức phận và thực thể. Đánh giá này được cho điểm để lượng hóa.
  • Bảng 1: Lượng hóa các tiêu chí đánh giá bằng điểm
Mức độ hết tổn thương Điểm Tình trạng sẹo Điểm
Hết 100% 4 Không có sẹo 2
Hết 70 - < 100% 3 Sẹo mềm mại 1
Hết 50- 70 % 2 Sẹo cứng , không co kéo 0
Hết < 50% 1 Sẹo co kéo -1
Không thay đổi 0
Chức năng ăn, nói, nuốt Điểm Thẩm mỹ Điểm
Như bình thường 2 Phục hồi BT, hết biến dạng 2
Có cải thiện, nhưng chưa BT 1 Còn biến dạng nhẹ 1
Không cải thiện 0 Vẫn như cũ, không thay đổi 0
Kém hơn trước -1 Biến dạng xấu hơn -1

 

  • Tiêu chuẩn mức độ kết quả điều trị (bảng 2).

Bảng 2. Tiêu chuẩn của mức độ kết quả điều trị

Mức độ kết quả Điểm
Tốt 8-10
Vừa 3-7
Kém ≤ 2

 

II- Xử lý số liệu bằng phần mền thống kê

 

III. Kết quả nghiên cứu

3.1 Đặc điểm bệnh nhân nhóm nghiên cứu

  • Tổng số bệnh nhân (BN): 25 người
  • Giới tính: Nam: 14 BN = 56,0 %. Nữ: 11 BN = 44,0 %
  • Tuổi : từ 3 tuổi đến 82 tuổi. Tuổi trung bình: 33,64 .

Trong đó tuổi dưới 15 là 5 BN (= 20 %). Tuổi từ 60 trở lên: 4 BN (=16%)

3.2 Đặc điểm lâm sàng các DDTM ở lưỡi trong nhóm nghiên cứu

  • Vị trí khối DDTM theo chiều dọc lưỡi (bảng 1)

Bảng 1

Vị trí Đầu lưỡi Thân lưỡi Gốc lưỡi
Số lần 16 14 4
% 47,05 41,17 11,76
n 34 lần (100%)

Số khối DDTM chiếm từ 2 vị trí trở lên theo chiều dọc lưỡi là 9 (36,0%)

  • Vị trí khối DDTM theo mặt cắt ngang lưỡi (bảng 2)

Bảng 2

Vị trí Mặt trên lưỡi Bờ lưỡi Mặt dưới lưỡi
Số lần 13 12 11
% 36,11 33,33 30,55
n 36 lần (100%)

Số khối DDTM chiếm từ 2 vị trí trở lên theo mặt cắt ngang lưỡi là 8 (32,0%)

  • Kích thước (tính theo đường kính lớn nhất) của khối DDTM lưỡi (bảng 3)

Bảng 3

Đường kính < 1 cm 1-2 cm >2 cm
Số khối DDTM 11 8 6
% 44,00 32,00 24,00
n 25 Khối DDTM (100%)

 

  • Thể bệnh của khối DDTM lưỡi (bảng 4)

Bảng 4

Thể bệnh Số khối DDTM % n
Khu trú 16 64,00 25 khối DDTM (100%)
Lan tỏa 9 36,00

 

  • Tổn thương DDTM ở lưỡi và ngoài lưỡi (bảng 5)

Bảng 5

Mức độ bệnh Chỉ ở lưỡi Cả ở niêm mạc má Cả ở sàn miệng
Số khối DDTM 17 5 3
% 68,00 20,00 12,00
n 25 Khối DDTM (100%)
Hội chứng Bean (Blue rubber bleb nevus syndrome:BRBNS): Không có
  • Biến chứng của DDTM lưỡi (bảng 6)

Bảng 6

Biến chứng Trở ngại ăn Chảy máu Nói ngọng B.chứng khác
 BN có b.chứng 7 3 4 0
% 28,00 12,00 16,00 0
Tổng số BN 25 BN (100%)
  • Điều trị trước đó: 3 BN đã được phẫu thuật trước đó nhưng chỉ đỡ ít.

 

III. Kết quả nghiên cứu:

  • Thời gian đánh giá kết quả: 3 – 60 tháng sau điều trị.

Trung bình: 7,6 tháng.

  • Số lần điều trị:1-5 lần. Trung bình là: 1,4 lần.
  • Kết quả điều trị (bảng 7)

Bảng 7

Kết quả Tốt Vừa Kém
Số BN 21 4 0
% 84,00 16,00 0,00
n 25 BN (100%)

+ Biến chứng: Không gặp trường hợp nào bị chảy máu hay sẹo co kéo sau điều trị cũng như không gặp các biến chứng khác.

+ Tái phát: trong thời gian theo dõi không có trường hợp nào bị tái phát.

  • Kết quả điều trị theo kích thước khối DDTM (bảng 8)

Bảng 8

Kích thước < 1cm 1-   2 cm >2 cm
Kết quả tốt 11 BN (100%) 7 BN (87,5%) 3 BN (50,0%)
Kết quả vừa 0 1 BN (12,5%) 3 BN (50,0%)
Kết quả kém 0 0 0
n 11 BN 8 BN 6 BN

Các DDTM có kích thước càng nhỏ thường có tỉ lệ của kết quả tốt cao, trong khi đó DDTM lớn hơn 2 cm chỉ có 50% kết quả tốt.

  • Kết quả điều trị theo thể bệnh (bảng 9)

Bảng 9

Thể bệnh Khu trú Lan tỏa Cộng
Kết quả tốt 16 BN (100%) 5 BN (55,5%) 21 BN
Kết quả vừa 0 4 BN (44,5%) 4 BN
Kết quả kém 0 0 0
n 16 BN 9 BN 25 BN

Các DDTM thể khu trú thường đạt kết quả điều trị tốt

  • Một số ảnh minh họa:

Hình 1: BN Nguyễn Thị Ph, nữ, 32 tuổi, có DDTM nhỏ, khu trú ở bờ lưỡi phải

A - ảnh trước điều trị B - ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt
Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 11 Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 12

 

Hình 2: Vũ Thái B, nam, 45 tuổi, bị DDTM khu trú ở mặt trên thân lưỡi. A: ảnh trước điều trị. B: ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt.

A - ảnh trước điều trị B - ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt
Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 13 Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 14

 

Hình 3: BN Phạm Hồng G, nữ, 18 tuổi, bị DDTM khu trú ở bờ gốc lưỡi phải.

A - ảnh trước điều trị B - ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt
Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 15 Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 16

 

Hình 4: BN Nguyễn Phương Th, nữ, 3 tuổi, bị DDTM thể lan tỏa ½ lưỡi trái, ăn vướng, nói ngọng. A: ảnh trước điều trị. B: ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt.

A - ảnh trước điều trị B - ảnh sau điều trị đạt kết quả tốt
Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 17 Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 18
Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 19 Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG 20

 

IV. Kết luận:

Điều trị các dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng laser Nd:YAG là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao (đạt 84% BN kết quả tốt) với số lần điều trị ít (trung bình 1,4 lần điều trị) , ít biến chứng, ít có tái phát, bảo tồn được hình thái giải phẫu và thẩm mỹ của lưỡi. Tổn thương có kích thước càng nhỏ và khu trú thường đáp ứng tốt với điều trị.

Tags:

Bài viết liên quan

U máu ngoài da và những điều bố mẹ cần biết

U máu ngoài da và những điều bố mẹ cần biết

U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]