U máu bị vỡ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa u bị vỡ

Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có nguy hiểm không? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?

U màu là gì?

Bệnh u máu có ác tính không?
Bệnh u máu có ác tính không?

U máu là khối u lành tính và thường xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh. Cơ chế sinh bệnh của khối u này là do sự tăng sinh của các tế bào nội mô mạch máu bao gồm cả mao mạch, tĩnh mạch và cả động mạch.

U máu thường gặp được chia thành 2 dạng chính là mao mạch và u dạng hang. 

  • U mao mạch là một trong những dạng thường gặp nhất của bệnh u máu, chiếm khoảng 60%. U thường có kích thước to nhỏ khác nhau, dày đặc và rỗng.
  • U dạng hang chỉ chiếm 30%. U máu dạng hang được bao bởi 1 lớp vỏ xơ bên ngoài với các hốc nhỏ chứa máu được ngăn cách bằng 1 vách collagen. 

U máu bị vỡ có nguy hiểm không?

Khi nào u máu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Khi nào u máu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Theo các báo cáo y tế, chưa ghi nhận trường hợp u máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ở một số vị trí đặc biệt nếu xuất hiện u máu nếu bị vỡ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • U máu trong miệng, trên môi, mũi hay mí mắt. Đây là những vị trí có thể gây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày, cản trở ăn uống, hô hấp cũng như tầm nhìn của trẻ. Đặc biệt nếu u máu vỡ ở những vị trí này thường rất khó cầm máu cũng như điều trị.
  • U máu ở trong trực tràng hoặc bộ phận sinh dục nữ là những trường hợp cần đặc biệt theo dõi. Trong quá trình diễn biến u có thể bị vỡ gây lở loét, bội nhiễm hay xuất huyết trong đều có thể gây nguy hại cho người bệnh.
  • U máu ở họng, hạ họng nếu bị vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt và rất khó xử lý nếu u ở vị trí quá sâu. Trong quá trình tiến triển bệnh nếu không xử lý sớm u có thể xâm lấn sâu và có thể phải cắt bỏ thanh quản bán phần hoặc toàn phần.

Cách phòng ngừa u bị vỡ

Cách hạn chế tình trạng u mạch máu bị vỡ
Cách hạn chế tình trạng u mạch máu bị vỡ

U máu khi bị vỡ có thể gây hậu quả tương đối nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Để phòng ngừa tình trạng trên thì việc chẩn đoán sớm khối u và đưa ra phương án điều trị phù hợp là điều quan trọng nhất.

Thuốc bôi

Có 3 loại thuốc bôi phổ biến được chỉ định dùng trong trị liệu u máu:

  • Thuốc chẹn beta: điển hình là gel timolol  phù hợp với khối u có kích thước nhỏ.
  • Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp u máu xuất hiện vết loét hở, có dấu hiệu nhiễm trùng. 
  • Thuốc corticoid đáp ứng ⅓ trường hợp người bệnh và có thể gây biến.

Phương pháp phẫu thuật 

Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ khối u nhanh chóng, tránh gặp biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên phương pháp cắt bỏ khối u này có thể gây sẹo nếu không chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật. Đồng thời trong quá trình thực hiện, tác động của dao mổ có thể dễ gây chảy máu khối u.

Phương pháp Laser

Phương pháp điều trị này đảm bảo cả về mặt hiệu quả cũng như tính thẩm mỹ. Công nghệ laser giúp loại bỏ triệt để khối u mà không để lại sẹo, ánh sáng laser giúp cải thiện sắc tố da vùng khối u. Tuy nhiên để quá trình điều trị hiệu quả và an toàn cần lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao tránh trường hợp gây chảy máu rất nguy hiểm.

U máu có thể tự thoái triển và cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển quá lớn, chịu tác động có thể dẫn đến u máu bị vỡ. Lúc này, người bệnh cần tìm kiếm phương pháp hỗ trợ phù hợp. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị, để được theo dõi và điều trị sớm nhất.

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ