U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tổn thương mạch máu tăng lên và thường có màu đỏ hoặc tím. Ở một số trường hợp u máu có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Vậy u máu có chữa được không? Và phương pháp điều trị lý tưởng là gì?
U máu là bệnh lý xuất hiện ở khoảng 30% trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên. Còn đa phần bệnh sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian bé một tuổi. Một số ít trường hợp sẽ bắt gặp u máu khi đã trưởng thành.
U máu mang đầy đủ các đặc tính cả một khối u ngoại trừ việc đây là một khối u lành tính. U máu thường không có sự tiến triển ác tính mà đa phần sẽ thoái triển và tự khỏi theo thời gian khi trẻ trưởng thành. Thông thường, đến năm 7 tuổi, u máu ở trẻ sẽ biến mất. Còn đối với các khối u mềm khác thường kích thước sẽ phát triển theo thời gian và ngày càng to lên. Đến một giai đoạn cụ thể chúng có thể tiến triển thành ác tính.
U máu thường xuất hiện trên da và một phần nhỏ khác xuất hiện trong nội tạng. Về cơ bản bất cứ vị trí nào có nhiều mạch máu đều có nguy cơ xuất hiện khối u này. Bệnh lý này được chia thành ba dạng cơ bản bao gồm u máu mao mạch, u máu dạng hang và u máu hỗ hợp.
U máu có chữa được không?
U máu là một bệnh lý lành tính và có thể không cần chữa trị vẫn tự khỏi khi trẻ trưởng thành. Khối u này cũng không gây đau đớn hay khó chịu gì cho trẻ mặc dù có nhiều khối u trông khá đáng sợ. Tuy nhiên nếu u máu xuất hiện tại các vị trí như mắt, tai hay cổ có thể gây ảnh hưởng đến thị giác, thính giác, đường hô hấp. Hoặc một số vị trí nguy hiểm khác trong cơ quan nội tạng như gan, thận,... có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi đó, cần được thăm khám và chẩn đoán kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó, u máu cũng có thể gây đau đớn do viêm loét khối u, chảy máu hoặc bị nhiễm trùng. Tất cả các trường hợp gây khó chịu hay ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé đều có phương pháp điều trị phù hợp.
U máu được điều trị như thế nào?
U máu có cần chữa trị hay không tùy thuộc vào từng dạng khác nhau. Để lựa chọn một phương pháp chữa trị hiệu quả bác sĩ sẽ cần kiểm tra, đánh giá và phân tích kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Thông thường để lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp phải dự vào vị trí khu trú, mức độ tổn thương, thời gian xuất hiện, các biến chứng cũng như khả năng để lại sẹo. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đánh giá thêm về độ tuổi của trẻ, tốc độ phát triển của khối u để cân nhắc những lợi ích của từng phương pháp.
Hiện nay việc chữa trị u máu ở có thể sử dụng phương pháp uống, bôi, tiêm hoặc chiếu laser. Hoặc với các trường hợp được chỉ định cụ thể có mức độ nghiệm trọng hơn cần loại bỏ khối u ngay lập thức có thể phẫu thuật cắt bỏ. Mục tiêu của tất cả các phương pháp điều trị trên đều không chỉ là điều trị dứt điểm u máu mà còn ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng xấu đến trẻ. Việc lựa chọn phương pháp điều trị u máu phù hợp không chỉ đem lại hiệu quả về mặt sức khoẻ mà còn giúp trẻ tự tin hơn khi lớn lên.
Bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có câu trả lời cho câu hỏi: "U máu có chữa được không?". Trên thực tế bệnh lý này ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và không phải vấn đề quá đáng ngại. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác, bố mẹ cũng nên đưa bé đi kiểm tra nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh. Tại Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị, bé sẽ được thăm khám và điều trị theo phương pháp hiệu quả nhất.
U mạch máu có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Khối u này sẽ phát triển và tự biến mất trong quá trình trẻ trưởng thành. Vậy u mạch máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện và việc điều trị bệnh lý này cần lưu ý điều gì? U mạch […]
U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]
Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có […]
U máu hay còn gọi là bướu máu xuất hiện bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ. Phần lớn u máu có thể tự biến mất trong giai đoạn trẻ trưởng thành. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp biến chứng gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Vậy u máu là bệnh gì […]