U máu hay còn gọi là bướu máu xuất hiện bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ. Phần lớn u máu có thể tự biến mất trong giai đoạn trẻ trưởng thành. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp biến chứng gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Vậy u máu là bệnh gì và có gây ung thư hay không?
U máu là những khối u tế bào gốc lành tính thường gặp ở trẻ khi mới sinh hoặc có thể xuất hiện trên cơ thể trẻ vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Khối u này được hình thành do sự tăng sinh bất thường của các tế bào nội mô cấu tạo nên mạch máu.
U máu có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các vết đỏ, hồng hay xanh xuất hiện trên da của bé và thường thấy ở vùng đầu, mặt, cổ và lưng. U máu phát triển rất nhanh trong giai đoạn 2- 9 tháng và sau đó phát triển chậm dần, cuối cùng là thời kỳ thoái triển. Sự thoái triển của khối u này có thể bắt đầu từ khi trẻ 5 tuổi hoặc chậm nhất là 11- 12 tuổi. Đa số u máu đều lành tính và thường chỉ để lại di chứng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số loại u xuất hiện ở các vị trí nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng.
U máu có thể gây ung thư hay không?
U máu là sự tăng lên lành tính của các tế bào cấu tạo nên mạch máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số những nguyên nhân đó được biết đến là sự rối loạn của các yếu tố tăng trưởng nội mô. Về mặt y khoa, sự tăng trưởng này không có biểu hiện biến đổi ác tính, bởi vậy u máu hoàn toàn không gây ung thư.
Các yếu tố gây rối loạn trong quá trình tăng trưởng nội mô mạch máu theo thời gian sẽ được điều chỉnh ổn định, sau đó dừng lại và thoái triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chưa có báo cáo nào từ trước đến nay cho thấy u máu phát triển thành ung thư. Tuy nhiên khi phát hiện các biểu hiện u máu cần được chuẩn đoán chính xác từ bác sĩ để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý ác tính khác như sarcoma xơ hoặc sarcoma mô liên kết.
Phương pháp điều trị bệnh lý u máu ở trẻ
U máu là bệnh gì? Đây là bệnh lý lành tính và có khả năng tự biến mất nên 90% trẻ không cần điều trị. Một vài trường hợp cần điều trị sớm là do vị trí của khối u ảnh hưởng đến các chức năng của các bộ phận như nghe, nhìn, thở, ăn uống hay vệ sinh. Hoặc một vài trường hợp có biến chứng gây nhiễm trùng, chảy máu hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh lý u máu ở trẻ thường được áp dụng như:
Uống thuốc: 2 loại thuốc sử dụng phổ biến để điều trị u máu ở trẻ là Corticoid và Propranolol. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ nên bố mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Tiêm Corticoid: phương pháp này đem lại kết quả điều trị đáng kể và không có tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống. Việc tiêm thuốc tại chỗ kèm theo dõi định kỳ gần như loại bỏ 90% khối u, đặc biệt hiệu quả với u máu tuyến mang tai.
Phẫu thuật: u máu hầu như rất ít phải chỉ định phẫu thuật trừ trường hợp u phát triển tại các vị trí gây ảnh hưởng đến chức năng hoặc biến dạng bộ phận khối u khu trú như vùng mắt, ống tai, đường thở…
Trên đây là những thông tin cụ thể giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về u máu là bệnh gì. Tuy không có khả năng biến chứng thành ung thư nhưng u máu cũng có tỷ lệ nhỏ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Chính vì vậy cần phát hiện sớm, đưa bé đến các cơ sở y thế uy tín để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị
U mạch máu có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Khối u này sẽ phát triển và tự biến mất trong quá trình trẻ trưởng thành. Vậy u mạch máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện và việc điều trị bệnh lý này cần lưu ý điều gì? U mạch […]
U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]
Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có […]
U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tổn thương mạch máu tăng lên và thường có màu đỏ hoặc tím. Ở một số trường hợp u máu có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Vậy u máu có chữa được không? Và phương pháp điều […]