MỐI NGUY HIỂM CỦA BỆNH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH

Dị dạng động tĩnh mạch là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện ở não và cột sống. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về dị dạng động tĩnh mạch

Dị dạng động tĩnh mạch hình thành trong quá trình trao đổi, máu không đi qua các mao mạch nhỏ mà đi trực tiếp từ động mạch về tĩnh mạch dẫn đến áp lực trong tĩnh mạch rất cao. Tuy nhiên cấu trúc của tĩnh mạch không chịu được áp lực cao nên nó có thể vỡ bất cứ lúc nào gây ra hiện tượng xuất huyết. Tại vùng mô ở giữa động tĩnh mạch không có mao mạch để trao đổi chất nên có thể bị teo nhỏ hoặc chết đi. 

 Triệu chứng của dị dạng động tĩnh mạch

Các triệu chứng thường gặp của dị dạng động tĩnh mạch khác nhau phụ thuộc vào vị trí của nó. Thông thường các triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau khi xảy ra dấu hiện chảy máu bao gồm: xuất huyết, nhức đầu, buồn nôn, co giật, mất ý thức và mất dần chức năng thần kinh. 

Ngoài ra các dấu hiệu và triệu chứng khác của dị dạng động tĩnh mạch như: yếu cơ, liệt một phần cơ thể, mất phối hợp động tác, gây ra vấn đề với dàng đi, yếu hai chân, đau lưng, chóng mặt, mất thị lực, mất kiểm soát hoạt động của mắt, khó khăn khi nói,…

Mối nguy hiểm lớn nhất đối với dị dạng động tĩnh mạch là vỡ mạch máu gây xuất huyêt đột ngột trong não. Việc xuất huyết ồ ạt tại não có thể dẫn đến cái chết nhanh chóng nếu không được cầm máu. Các trường hợp được cầm máu kịp thời thì trong khoảng thời gian đó một phần tế bào não cũng có thể bị tổn thương gây ảnh hưởng đến chức năng sống của người bệnh, thậm chí tần tật cả đời. 

Nguyên nhân gây ra bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Dị dạng động tĩnh mạch hình thành do sự phát triển bất thường của các mạch máu kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Tuy nhiên hiện nay vẫn không thể xác định được cụ thể tại sao điều này xảy ra. Một số thay đổi trong bộ gen, điều kiện di truyền gồm giãn mao mạch HHT, hội chứng Osler-Weber-Rendu có thể gây tăng nguy cơ dị dạng động tĩnh mạch.

Chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch 

Hầu hết các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch được phát hiện khi đã xảy ra biến chứng xuất huyết. Một số trường hợp khác được tình cờ phát hiện khi người bệnh điều trị một bệnh lý khác. Dị dạng động tĩnh mạch là do máu di chuyển từ nơi có áp lực cao về nơi có áp lực thấp nên sẽ tạo ra một âm thổi. Nếu dị dạng nằm ở nơi có thể đặt ống nghe thì bác sĩ sẽ nghe được âm thổi và liên tưởng đến dị dạng động tĩnh mạch sau đó chỉ định các cận lâm sàng để kiểm tra. 

Các xét nghiệm có thể được chỉ định gồm: CT-Scan, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu xoá nền (DSA).

Bệnh dị dạng tĩnh mạch

Điều trị dạng động tĩnh mạch 

Dị dạng động tĩnh mạch được điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí của dị dạng và thời điểm được chẩn đoán. Đối với các dị dạng động tĩnh mạch não không có triệu chứng, bệnh nhân nên theo dõi các biểu hiện đau đầu, động kinh,…bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Trong các trường hợp này bác sĩ có thể dùng thuốc để khống chế các triệu chứng do dị dạng động tĩnh mạch gây ra. 

Phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh dị dạng động tĩnh mạch là phẫu thuật. Phẫu thuật được sử dụng khi dị dạng động tĩnh mạch có kích thước nhỏ và nằm trong khu vực mà bác sĩ có thể loại bỏ để hạn chế gây tổn thương cho các mô não. 

Can thiệp nội mạch trong điều trị dị dạng động tĩnh mạch là một loại phẫu thuật mà bác sĩ tiến hành luồn ống thông qua các động mạch đến dị dạng động tĩnh mạch. Sau đó bơm chất tạp cục máu đông nhân tạo ở giữa dị dạng động tĩnh mạch để làm giảm tạm thời lưu lượng máu. Phương pháp này cũng có thể được thực hiện trước một loại phẫu thuật khác để giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. 

Ngoài ra khi điều trị dị dạng động tĩnh mạch, phương pháp xạ trị đôi khi cũng được sử dụng. Thủ thuật này thực hiện khi các dị dạng động tĩnh mạch nhỏ chưa bị vỡ. Xạ trị sử dụng chùm bức xạ có cường độ cao, tập trung phá vỡ các mạch máu và ngăn chặn cung cấp máu cho khối dị dạng. 

Điều trị dị dạng động tĩnh mạch bằng phương pháp nào sẽ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị và cân nhắc những lợi ích, rủi ro một cách kĩ lưỡng trước khi quyết định thực hiện điều trị. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng phương pháp laser xung dài
  2. TIÊM XƠ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH
  3. ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ DẠNG TĨNH MẠCH BẨM SINH

Tags:

Bài viết liên quan

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

Dị dạng tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng tổn thương tĩnh mạch bên trong như suy van tĩnh mạch, viêm thành mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân về tim khiến hệ thống tĩnh mạch chi bị tăng áp lực và ứ trệ. Tĩnh mạch bị […]

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

Dị dạng mạch máu là một bệnh lý xuất hiện trên cơ thể do những bất thường của các mạch máu. Tùy theo mức độ tình trạng bệnh mà ở mỗi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những thông tin về bệnh dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh mà […]