NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ DẠNG MẠCH MÁU
Dị dạng mạch máu là một bệnh bẩm sinh nguy hiểm, bệnh có thể xuát hiện ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và từng được coi là bệnh không thể chữa được. Hiện nay với sự phát triển của khoa học y tế đã tìm ra những phương pháp điều trị dị dạng mạch máu an toàn và ít biến chứng.
Dị dạng mạch máu được phân chia theo loại mạch máu bị tổn thương gồm dị dạng mao mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động tĩnh mạch và dị dạng mạch máu kết hợp.
- Dị dạng tĩnh mạch
Dị dạng tĩnh mạch là một khối mềm có màu xanh tím, ấn tay xuống dễ dàng. Nếu xuất hiện trên mặt có thể gây biến dạng tĩnh mạch, mất cân xứng ở hai chi. Khi xuất hiện dị dạng tĩnh mạch lớn ở sâu bên trong cổ họng có thể gây chèn ép đường ở. Cách chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch thường dựa trên hình ảnh như MRI, chụp mạch cản quang.
Hiện nay dị dạng tĩnh mạch có thể điều trị bằng cách phương pháp sau:
- Đi vớ tất nếu dị dạng tĩnh mạch xuất hiện ở tứ chi
- Sử dụng thuốc Aspirin 80 mg/ngày để làm giảm dấu hiệu đau tại khối dị dạng tĩnh mạch
- Đối với dị dạng tĩnh mạch nhỏ tiêm xơ sodium tetradecyl sulfate 1%
- Tiến hành phẫu thuật sau tiêm xơ để giảm khối lượng dị dạng và cải thiện thẩm mỹ
Dị dạng tĩnh mạch
- Dị dạng mao mạch
Dị dạng mao mạch thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là bớt rượu vang. Biểu hiện có thể nhận thấy là dị dạng các mạch máu nông trên da. Trên lớp lưới trung bì các mao mạch giãn ra và mật độ dày đặc.
Đối với dị dạng mao mạch, phương pháp sử dụng laser để điều trị được ưu tiên hàng đầu. Sử dụng ánh sáng xung mạnh điều trị dị dạng mao mạch đem lại hiệu quả trong một số trường hợp dị dạng mao mạch nhất định. Các loại laser gây nên biến chứng và không nên sử dụng khi điều trị bệnh này là laser CO2, laser hơi đồng, laser argon.
Dị dạng mao mạch
- Dị dạng bạch mạch
Sự giãn ra bất thường của ống bạch mạch hình thành nên các nang chứa đầy dịch, gây ra bệnh dị dạng bạch mạch. Có thể phân loại dị dạng bạch mạch thành 3 thể là nang nhỏ, nang lớn và thể hỗn hợp. Những khối nang phồng lên hoặc xẹp xuống do luồng dịch bạch mạch vào hay ra, bị viêm nhiễm, chảy máu. DỊ dạng bạch mạch thường xuất hiện lúc mới sinh hoặc trẻ em dưới 2 tuổi. Biểu hiện dễ thấy của bênh này là xuất hiện một khối u hình vòm màu đen hoặc đỏ.
Dị dạng bạch mạch
Dị dạng bạch mạch nếu xuất hiện trên mặt có thể gây biến dạng mặt, lồi mắt, phì đại xương. Dị dạng bạch mạch lưỡi gây hạn chế phát âm, nhiễm khuẩn, sưng nề và chảy máu. Dị dạng bạch mạch hầu họng và trong cổ có thể gây tắc nghẽn đường thở.
Phương pháp điều trị dị dạng bạch mạch hiệu quả hiện nay là tiêm xơ khối u. Khi điều trị dị dạng bạch mạch, bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi và sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Dị dạng động tĩnh mạch
Dị dạng động tĩnh mạch xuất hiện khi xảy ra các bất thường trong liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch. Loại bệnh này thường xuất hiện khi mới sinh ra và biểu hiện rõ ràng hơn khi trẻ lớn dần. Dấu hiệu của dị dạng động tĩnh mạch gồm đau, thiếu máu, phát triển quá cỡ, chảy máu, suy tim.
Bệnh gây nên những vùng xanh tím, ngón tay dùi đục, nhồi máu não, tăng hồng cầu và áp xe não do những bất thường của mạch máu phổi. Bệnh nhân có thể phát hiện các khối dị dạng màu đỏ, sờ vào thấy ấm hơn vùng da xung quanh và có mạch đập.
Dị dạng động tĩnh mạch màu đỏ, ấm hơn da xung quanh và có mạch đập
- Dị dạng mạch máu kết hợp
Dị dạng mạch máu kết hợp có thể được chia thành nhiều hội chứng khác nhau như Klippel-Trenaunay, hội chứng Proteus, hội chứng Parkes-Weber, hội chứng Mafucci,...
Hiện nay một số trường hợp đã có thể chữa khỏi nhờ phương pháp can thiệp nội mạch. Các bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc có khả năng triệt tiêu mạch máu bị dị dạng mà không gây ảnh hưởng đến những mạch máu bình thường trong cơ thể bênh nhân. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Dịch vụ liên quan:
- Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng laser xung dài
- U máu và dị dạng mạch máu là gì, có giống nhau không?
- VÌ SAO BỊ GIÃN MAO MẠCH Ở MẶT?