TIÊM XƠ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH

Điều trị dị dạng tĩnh mạch được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác theo tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Phương pháp tiêm xơ điều trị dị dạng tĩnh mạch là một phương pháp được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. 

Các dấu hiệu lâm sàng của dị dạng tĩnh mạch

Dị dạng tĩnh mạch là loại dị dạng mạch máu thường gặp chiếm tới 50% tỷ lệ ca bệnh. Dị dạng tĩnh mạch có dấu hiệu lâm sàng xuất hiện một khối màu xanh của da hoặc niêm mạc, ít nhiều gồ lên hoặc như một mạng lưới nông các tĩnh mạch. Dị dạng tĩnh mạch khi tổn thương mềm có thể ấn xẹp xuống rồi phồng trở lại khi thả tay, tăng thể tích khi người dốc xuống hoặc cố sức. Một số trường hợp người bệnh có thể sờ thấy được các nốt vôi hóa hay còn gọi là sỏi tĩnh mạch. 

Dị dạng tĩnh mạch xuất hiện ở giai đoạn đầu đời khi trẻ mới sinh nhưng không thể nhận thấy mà chỉ có thể phát hiện khi biểu hiện triệu chứng vào thời thơ ấu hoặc thiếu niên. Các tổn thương có thể chỉ nhỏ, khu trú và không gây hậu quả gì trong một thời gian dài cho đến khi nó phát triển vào trong các cơ, xâm chiếm nhiều cấu trúc giải phẫu gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thể hoặc biến dạng thẩm mỹ nghiêm trọng. 

Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm xơ 

Phương pháp tiêm xơ để điều trị dị dang tĩnh mạch được thực hiện bằng cách chụp mạch và gây tắc mạch dị dạng một cách trực tiếp. Cách này sử dụng kim chọc vào ổ dị dạng tĩnh mạch sau đó chụp mạch bằng thuốc đối quang để đánh giá tình trạng huyết động tại vị trí tổn thương. Cuối cùng là bơm thuốc để gây tắc mạch dị dạng.

Đây là phương pháp can thiệp điều trị dị dạng mạch máu ở ngoại biên, được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các kĩ thuật gây tắc mạch truyền thống khác. Tiêm xơ điều trị dị dạng tĩnh mạch chống chỉ định với các bệnh nhân có các vấn đề như sau: 

  • Xuất hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng, hoại tử da và vị trí phần mềm dự kiến chọc trực tiếp
  • Người bênh dị ứng với thuốc đối quang I-ốt
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng và mất kiểm soát

Ngoại trừ bệnh nhân có 3 vấn đề nêu trên thì các bệnh nhân có lưu lượng dòng chảy thấp hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tiêm xơ để điều trị dị dạng tĩnh mạch.

Tiêm xơ điều trị dị dạng tĩnh mạch

Bệnh nhân rối loạn đông máu không được tiêm xơ điều trị dị dạng tĩnh mạch

Cách tiến hành điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng tiêm xơ

Quy trình thực hiện điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm xơ được tiến hành theo các bước sau: 

Bước 1: Mở đường vào lòng mạch. Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân, sau đó dùng kim chọc có kích thước phù hợp để chọc vào tổn thương dị dạng. Quá trình này có thể diễn ra dưới hướng dẫn siêu âm và ảnh chụp DSA. Sau đó là chụp hệ thống mạch đánh giá tình trạng huyết động của tổn thương rồi kết nối kim chọc với dây nối.

Bước 2: Can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi đặc điểm hình thái cũng như tính chất huyết động của tổn thương tĩnh mạch để đưa ra quyết định lựa chọn vật liệu gây tắc mạch như: vòng xoắn kim loại (Coil), keo sinh học (nBCA, Onyx), chất gây xơ (Thromboject) hay Ethanol. Sau khi xem xét lựa chọn, bác sĩ thực hiện đưa vật liệu tắc mạch vào bên trong tổn thương để nút mạch.

Bước 3: Đánh giá sau can thiệp. Bác sĩ chụp mạch đánh giá sự lưu thông dòng chảy rồi đóng lại đường vào lòng mạch và kết thúc thủ thuật. 

Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng tiêm xơ được đánh giá là thành công khi toàn bộ các ổ dị dạng được loại bỏ ra ngoài vòng tuần hoàn, không còn tín hiệu của dòng chảy. Các nhánh động mạch cấp máu cho vùng hạ lưu và tĩnh mạch dẫn lưu được lưu thông một cách bình thường. 

Để được tư vấn, đặt lịch thăm khám và điều trị tại Aeslatek, khách hàng vui lòng đến trực tiếp hoặc đăng kí online theo biểu mẫu dưới đây. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Điều trị dị dạng tĩnh mạch với phương pháp laser xung dài
  2. ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ DẠNG TĨNH MẠCH BẨM SINH
  3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊ DẠNG MAO MẠCH

Tags:

Bài viết liên quan

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

Dị dạng tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng tổn thương tĩnh mạch bên trong như suy van tĩnh mạch, viêm thành mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân về tim khiến hệ thống tĩnh mạch chi bị tăng áp lực và ứ trệ. Tĩnh mạch bị […]

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

Dị dạng mạch máu là một bệnh lý xuất hiện trên cơ thể do những bất thường của các mạch máu. Tùy theo mức độ tình trạng bệnh mà ở mỗi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những thông tin về bệnh dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh mà […]