U máu có nguy hiểm không? Ba mẹ đừng chủ quan!

U máu là bệnh xuất hiện trên da rất dễ dàng nhận biết. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh thì đây là dạng bệnh thường gặp phải. Vậy u máu có nguy hiểm không? U máu được các chuyên gia đánh giá là lành tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng cũng như gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên da bé.

U máu thường xuất hiện ở trẻ
U máu thường xuất hiện ở trẻ

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

U máu là bệnh lý lành tính, xuất hiện trên da do sự tăng trưởng quá mức của các mạch máu. Đây là một dạng u của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, phổ biến ở 10-12% trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, u máu không liên quan đến ung thư vì vậy các chuyên gia đánh giá là không quá nguy hiểm.

Những vị trí thường xuyên xuất hiện u máu là đầu, mặt và cổ. Ngoài ra, những vị trí khác trên cơ thể cũng có thể xuất hiện u máu.  Bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tuần đầu đến tuần thứ tư sau khi trẻ chào đời.

U máu khi xuất hiện không gây đau nhức tuy nhiên gây ra mất thẩm mỹ trên da. Ban đầu, u máu sẽ xuất hiện như những vết bớt thông thường. Tuy nhiên, sau đó sẽ ngày càng lan rộng và có thể trở thành bướu nhỏ.

Khi bị u máu, trẻ sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu gì. Nhưng trong một số trường hợp u máu gây ra các biểu hiện: buồn nôn, nôn, ăn không ngon , chướng bụng. Tùy vào vị trí của u máu khiến nhiều bậc phụ huynh thắc mắc u máu có nguy hiểm không.

U máu có thể bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau
U máu có thể bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau

U máu có nguy hiểm không? Khi trẻ bị u máu cần làm gì?

U máu được đánh giá là bệnh lý lành tính, dù xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Với bệnh lý không quá nguy hiểm này, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Với các nốt u nhỏ, thậm chí chúng còn có thể tự biến mất mà không cần trải qua quá trình điều trị.

Nếu u máu xuất hiện ngoài da có thể chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, u máu có thể xuất hiện bên trong các cơ quan nội tạng. Trường hợp này có thể gây ra một số ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Các vị trí mọc u máu mà phụ huynh không nên chủ quan là: bên trong nội tạng, gần mắt, gần xương hàm.

Một số trường hợp u máu phát triển nhanh bên trong nội tạng cần được theo dõi kịp thời. Bởi điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp, gây chướng bụng. Tuy ít xảy ra, nhưng phụ huynh vẫn cần đề phòng để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

U máu xuất hiện ở gần mắt cũng là trường hợp phụ huynh cần lưu tâm. Vị trí này có thể gây ảnh hưởng đến thị giác, đôi khi còn tác động đến não. Đây là vị trí được đánh giá khá nguy hiểm nếu xuất hiện u máu.

U máu có nguy hiểm không tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện
U máu có nguy hiểm không tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện

Một số biến chứng của u máu ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần biết:

  • Xuất hiện tình trạng loét và hoại tử tại trung tâm u máu
  • Xuất hiện hoại tử khối u dẫn đến bội nhiễm thứ phát
  • Chảy máu, viêm nhiễm để lại sẹo khói điều trị do các khối u phát triển quá nhanh
  • U máu phát triển quá mức trong nội tạng sẽ dẫn đến biến chứng toàn thân: suy tim, tắc mạch máu
  • Gây rối loạn chức năng: nhược thị, rối loạn thị giác giai đoạn đầu, lác  khi u máu xuất hiện ở mí mắt.
  • U máu xuất hiện tại mũi, tai, miệng hay hậu môn cũng gây rối loạn chức năng của các cơ quan này.

Để biết rõ u máu có nguy hiểm không, các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám sớm nhất. Dù u nhỏ hay u lớn thì việc xét nghiệm và điều trị kịp thời sẽ giúp không để lại biến chứng đối với trẻ.

Điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật là hai phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay và đem lại hiệu quả cao. Phụ huynh hãy đưa trẻ đến Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị, với các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để được thăm khám, định hướng phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ