U máu dạng lồi có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào cho đúng?

U máu dạng lồi là biểu hiện của việc tăng sinh mạch máu quá mức nhưng hoàn toàn lành tính, thường tồn tại ổn định những năm đầu và theo thời gian có xu hướng thoái triển dần. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về u máu dạng lồi.

Đặc điểm của u máu dạng lồi

Dù có hình dạng nổi bật giống như một vết bớt đỏ, với đặc điểm có thể phẳng hoặc lồi ra trên bề mặt da nhưng u máu dạng lồi khá lành tính, rất hiếm khi gây hại cho người mắc khi chuyển thành ác tính. Loại u máu này không cố định vị trí mọc mà thường phổ biến sẽ nằm ở vùng đầu mặt, cổ, sau tai, ngực lưng.. 

u máu dạng lồi

Có 3 loại dạng lồi thường thấy được phân chia theo nguyên nhân khởi phát của nó. Đầu tiên là máu xuất phát do các mao mạch nông trên da gọi là u máu mao mạch, đây là loại u máu dễ dàng nhất cho người mắc bởi nó không cần điều trị gì, an toàn và ít ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Loại u máu thứ 2 có nguồn gốc từ các mạch máu sâu dưới da gọi là u máu thể hang, ngược lại so với loại trên, nó cần được can thiệp sớm nếu gây ra các biến chứng. Cuối cùng là u máu trên da phát triển ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong tử cung của người mẹ, may mắn là sẽ thoái triển sau khi trẻ từ 5-7 tuổi. Nhưng cần lưu ý với những người có u máu dạng lồi với những kích thước lớn và vị trí dễ va chạm vì họ sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề như nứt u, lở loét và chảy máu hơn rất nhiều người bình thường. Nói như vậy nhưng nếu trẻ nhỏ có u máu dạng lồi thì cha mẹ cũng không nên lo lắng, bởi rất hiếm ghi nhận trường hợp u máu biến chứng, đa số chúng không cần can thiệp cho tới khi đứa trẻ trưởng thành.

Nguyên nhân và triệu chứng của u máu dạng lồi

Các nghiên cứu chứng minh dạng lồi nói riêng và u máu nói chung là kết quả của sự tăng sinh mạch máu một cách bất thường. Nhưng bằng cách nào khiến cho mạch máu tăng sinh như vậy lại chưa có câu trả lời chính xác. Thống kê chỉ chỉ ra rằng các triệu chứng của u máu dạng lồi thường xuất hiện ngay sau sinh vài giờ, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong khoảng thời gian vài tháng đầu đời. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên thường thấy là một vết đỏ phẳng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, mà hay gặp nhất ở những vùng lộ thiên như đầu, mặt, cổ. Và may mắn là mỗi đứa trẻ chỉ có một u máu, trong những năm đầu đời khi đứa trẻ chưa có nhận thức thì u máu lồi lại phát triển nhanh chóng thành một vết sưng lồi hẳn trên bề mặt da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhưng theo thời gian khi đứa trẻ lớn lên, bắt đầu biết chú ý tới ngoại hình thì khối u máu dạng lồi này trưởng chậm dần và biến mất hoàn toàn. Độ tuổi thường thấy là 5 tuổi, nhưng cũng có 1 số trẻ lớn hơn vài tuổi chúng mới biến mất hoàn toàn, chính vì thế với những trẻ trên 10 tuổi chúng ta sẽ không thấy trẻ bị u máu dạng này nữa.

Những lưu ý về u máu dạng lồi

U máu là bệnh không có tính lây lan và thường gặp ở các trẻ có đặc điểm chung như: da trắng, trẻ bị sinh non, thiếu tháng (đặc biệt các bé sinh sớm trước 36 tuần) hoặc trẻ sinh khi mẹ mang đa thai hoặc bị nhẹ cân hơn so với tuổi thai…

Chính vì bệnh không có tính lây truyền và cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác của u máu dạng lồi chính vì vậy việc phòng ngừa trở nên mơ hồ, không xác định được. Các chuyên gia chỉ đưa ra lời khuyên rằng khi thấy xuất hiện u máu cần được thăm khám sớm để xác định là u máu dạng gì, cần theo dõi và thực hiện theo chỉ định lâm sàng phù hợp.

Như đã nói ở trên, đa số u máu dạng này không cần điều trị, không ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc bởi thời kỳ tăng sinh mạnh nhất thường ở trẻ nhỏ, độ tuổi chưa có nhận thức về thẩm mỹ. Khi chúng lớn thì u máu cũng sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên không phải 100% u máu dạng lồi đều lành tính như vậy, một số trường hợp đặc biệt thì người bệnh cần sự can thiệp của y học khi khối u có những bất thường như: u máu thường xuyên chảy máu hay tăng sinh bất thường, không có dấu hiệu dừng lại gây chèn ép lên hệ mạch máu và hệ tuần hoàn hay phá vỡ lớp biểu bì xung quanh… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hay thẩm mỹ của người mắc….

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. U máu dạng lồi ở người lớn là bệnh gì và cần điều trị như thế nào?
  3. Thế nào là u máu ở đầu? Khi nào u máu ở đầu nguy hiểm?

 

Tags:

Bài viết liên quan