U máu là gì có nguy hiểm không? Biến chứng của u máu?

U máu là tình trạng phát triển quá mức của mạch máu dưới da. U máu là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Đó cũng là lý do khiến nhiều bậc phụ huynh đặt câu hỏi “U máu là gì có nguy hiểm không?”. Thông tin từ chuyên gia sẽ giúp các bậc phụ huynh và bệnh nhân có cách nhìn toàn diện về bệnh này.

U máu là bệnh lý thường gặp
U máu là bệnh lý thường gặp

U máu là gì?

U máu xuất hiện hiện khá phổ biến trên da trẻ nhỏ, thường thấy nhất là ở dạng vết bớt đỏ tươi. U máu sẽ xuất hiện trong khoảng 2 tuần đầu khi trẻ vừa ra đời. Tuy nhiên, u máu cũng có thể xuất hiện trong các cơ quan như: ruột, cột sống, cơ quan hô hấp,… U máu xuất hiện trên da sẽ lồi hoặc phẳng, và có thể xuất hiện ở mọi vị trí. Khối u thường được hình thành từ các mạch máu phụ, nổi trên da có màu đỏ như vết sưng.

U máu xuất hiện trên da của trẻ thường ít phải điều trị. Bởi bệnh này theo thời gian sẽ mất dần đi, các vết đỏ sẽ mờ dần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp u máu ngày càng lan rộng. Vì vậy, phụ huynh cũng cần theo dõi thường xuyên và tìm hiểu các phương pháp điều trị u máu phù hợp. Ngoài trên da, u máu cũng có thể xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm, các cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.

Những vị trí xuất hiện u máu gây biến chứng

U máu là gì có nguy hiểm không?
U máu là gì có nguy hiểm không?

U máu xương

Tỉ lệ xuất hiện u máu xương rất thấp, chỉ 1%. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. 25% u máu xương thường thấy ở người khoảng 50 tuổi và thường xuất hiện ở sọ não hoặc cột sống. U máu xương có thể gây ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều xương.

Một vài dấu hiệu để có thể nhận biết u máu xương đó là đau, sưng vùng có u máu. Trường hợp u máu xuất hiện ở sọ não sẽ gây ra triệu chứng đỏ, sưng hoặc gây biến dạng mặt. Đối với u máu cột sống thì hầu hết đều không có triệu chứng. Bệnh lý này cũng rất ít khi gây ra chèn ép tủy hay gãy xương.

U máu trong cơ

Các chuyên gia đã đánh giá, đến 80% u máu trong cơ sẽ xuất hiện ở người dưới 30 tuổi. Các vị trí thường gặp là chân, tay và nhiều nhất là ở đùi. U máu trong cơ hầu như không có dấu hiệu, vùng da trên u cũng không thay đổi màu sắc. Một số dấu hiệu có thể sẽ xuất hiệu đó là tăng kích thước chân, tay hoặc sờ thấy một khối. Khi hoạt động cũng có thể sẽ thấy đau và sưng do vùng cơ có u bị giãn mạch.

U máu da – nội tạng

Nếu trên da bé xuất hiện trên 5 u máu thì rất có nguy cơ đây là dấu hiệu của u máu nội tạng. Đặc biệt có thể là u máu ở gan. U máu nội tạng có thể dẫn đến các triệu chứng suy tim sung huyết, thiếu máu và gan to.

U mạch chùm 

U mạch chùm sẽ thường thấy ở trẻ trong độ tuổi 1-5 tuổi. Các vị trí dễ xuất hiện như vai, cổ, ngực. Những mảng da đỏ thẫm hoặc đỏ nâu với kích thước từ 1cm trở bên cũng là dấu hiệu để nhận biết u mạch chùm. Các vị trí xuất hiện dễ bị tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.

U mạch chùm chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác, phân biệt với dị dạng mạch máu, u xơ da lồi, u xơ cơ hình gậy…

U máu có nguy hiểm không?

U máu cần được điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
U máu cần được điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ

U máu xuất hiện trên da không gây nguy hiểm. U máu xuất hiện trong cơ thể không gây tử vong. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, u máu phát triển sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tiêu hoá, hô hấp, mắt và tai. Đặc biệt, u máu ở gan và các cơ quan nội tạng có thể dẫn đến suy tim. U máu xuất hiện trên cơ mặt có thể gây biến dạng mặt, khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti.

Vậy u máu là gì có nguy hiểm không? Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh và bệnh nhân. Nếu gặp các triệu chứng u máu, hãy thăm khám và điều trị kịp thời tại các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín. Hoặc liên hệ Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ