U máu là gì? Tại sao xuất hiện u máu ở trẻ nhỏ?

U máu là khối u lành tính xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên da với tỷ lệ xuất hiện bệnh là 59% khi trẻ mới sinh. Vậy u máu là gì? Lý do chính khiến xuất hiệu tình trạng u máu dưới da ở trẻ?

U máu là gì? 

U máu là gì?
U máu là gì?

U máu là sự tăng sinh của các mạch máu như động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. 60% bệnh u mạch máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện tại vùng đầu, mặt, cổ và có dạng nốt đỏ, có bề mặt giống quả dâu tây. 

Bệnh lý này lành tính nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị phù hợp. Đặc biệt các trường hợp u máu xuất hiện tại mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn,... có thể khiến trẻ bị rối loạn về chức năng bộ phận này.

Nguyên nhân u mạch máu do đâu?

Tại sao xuất hiện u máu ở trẻ nhỏ?
Tại sao xuất hiện u máu ở trẻ nhỏ?

Nguyên nhân chính gây u máu dưới da là do sự tăng sinh bất thường ở mạch máu. Tuy nhiên nguyên nhân của sự tăng sinh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một vài nghiên cứu chỉ ra, tình trạng này có thể là do di truyền, nếu bố mẹ đã từng bị u máu thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 50%. 

Ngoài ra còn một số giả thuyết khác về nguyên nhân gây bệnh u máu ở trẻ như:

  • Rối loạn hormon: ở trẻ nhỏ các biểu hiện rối loạn hormon thường chưa rõ ràng nên khó có thể dựa vào đây để phát hiện bệnh, thay vào đó bố mẹ có thể chú ý đến khả năng rối loạn nội tiết ở trẻ.
  • Rối loạn miễn dịch: trẻ nhỏ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, virus hay dùng thuốc corticoid có thể gây suy giảm miễn dịch và dễ bị u mạch máu.
  • Ảnh hưởng của hóa chất độc hại: bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc gia đình ở trong khu vực ảnh hưởng của hóa chất cũng là nguyên nhân gây u máu.
  • Trong thời kỳ mang thai mẹ bị nhiễm khuẩn hoặc virus: ảnh hưởng từ mẹ có thể khiến em bé sinh ra bị u mạch máu.

Mặc dù các nghiên cứu đã làm rõ được u máu là gì cũng như cơ chế bệnh sinh, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nguyên nhân thực sự gây bệnh lý này. Vì vậy yếu tố môi trường sống, làm việc độc hại có tạo nên nguy cơ gây bệnh không vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Cách chẩn đoán u mạch máu

 

U máu là gì? Cách phân biệt u máu thông thường và u máu ác tính
U máu là gì? Cách phân biệt u máu thông thường và u máu ác tính

U máu ở trẻ nếu không sử dụng các phương pháp chẩn đoán có thể dễ bị nhầm với các dị dạng mạch máu khác. Bởi vậy trẻ sẽ cần được thăm khám, thực hiện xét nghiệm và chăm sóc y tế kịp thời. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu về thời điểm phát hiện, triệu chứng và kiểm tra trực tiếp nếu là u máu trên da. Trường hợp u máu ở vị trí nguy hiểm như trong cơ quan nội tạng, sâu trong da sẽ được thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính: đâu là phương pháp chẩn đoán sử dụng hình ảnh để phát hiện u máu dạng hang.
  • Chụp MRI: phương pháp chẩn đoán cho hình ảnh rõ nét, nhìn rõ khối u máu được tạo thành do các mạch máu quấn quanh nhau.
  • Chẩn đoán phân biệt: các xét nghiệm này sẽ giúp phân biệt u máu với các loại dị dạng  khác liên quan đến mạch máu và khối u mềm. Xét nghiệm này giúp phân biệt u máu thông thường với u máu ung thư ác tính.

Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm u máu là gì, nguyên nhân cũng như các chẩn đoán bệnh lý này. U máu có thể không gây hại tới sức khỏe nhưng biến chứng của chúng có thể gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý, đưa trẻ đi khám kịp thời để được chẩn đoán hoặc điều trị y khoa tốt nhất. Tại Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị, các chuyên gia hàng đầu cùng hệ thống trang thiết bị hàng đầu sẽ luôn là lựa chọn tin cậy cho bệnh nhân.

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

Bài viết liên quan

U máu ngoài da và những điều bố mẹ cần biết

U máu ngoài da và những điều bố mẹ cần biết

U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]