U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ? 

Trong những tháng đầu sau sinh, một số trẻ có xuất hiện vết hoặc mảng có màu sắc bất thường trên da. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của u máu ở trẻ sơ sinh, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu xuất hiện khi các mạch máu được hình thành không chính xác và nhân lên một cách bất thường. Các mạch máu này nhận được tín hiệu để phát triển một cách rất nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Hầu hết u máu sẽ xuất hiện ngay khi em bé mới được sinh ra hoặc trong vài tuần đầu sau khi sinh. 

Theo một số chuyên gia, u máu ở trẻ thường gặp ở các bé gái hơn so với các bé trai và phổ biến hơn ở trẻ em da trắng.Trẻ sinh non (thiếu tháng) hoặc quá nhẹ cân khi sinh thường có nhiều khả năng bị mắc u máu. U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể bé: đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng, khí phế quản, hoặc thậm chí là gan... Có khoảng  60% các trường hợp u máu ở trẻ có u máu tập trung ở đầu, mặt, cổ.

U máu ở trẻ sơ sinh

Khoảng 60% các trường hợp u máu tập trung ở đầu, mặt, cổ

U máu ở trẻ có những loại nào?

  • Hầu hết các trường hợp, u máu sẽ xuất hiện trên bề mặt da và có màu đỏ tươi. Chúng được gọi là u máu trên bề mặt ở trẻ sơ sinh và đôi khi được gọi là “vết bớt dâu tây”.
  • Một số u máu sẽ nằm sâu dưới da và trông như có màu xanh lam hoặc giống với màu da; chúng được gọi là u máu sâu.
  • Khi u có một phần sâu dưới da và một phần ở trên bề mặt, chúng sẽ được gọi là u máu hỗn hợp ở trẻ sơ sinh.

 

Làm thế nào để chẩn đoán và phát hiện u máu ở trẻ sơ sinh?

Chẩn đoán u máu ở trẻ sơ sinh là dựa vào các đánh giá trên lâm sàng. Mức độ của u máu có thể được đánh giá bằng MRI nếu có các tổn thương xuất hiện và lấn chiếm vào các cấu trúc quan trọng xung quanh.

 

U máu ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

  • Trong các trường hợp u máu là u máu lành tính, trẻ sẽ phát triển bình thường nhưng do đa số u ở vùng đầu mặt cổ nên có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý bé khi lớn lên.
  • Với những u máu phát triển quá nhanh chóng nhưng được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển u máu sẽ dần mất đi và để lại sẹo da hoặc mô mỡ xơ thừa gây thẩm mỹ.
  • Một số u gây biến chứng lở loét, chảy máu và nhiễm trùng, khiến cho bé rất đau đớn.
  • Một số trường hợp u máu nghiêm trọng có thể gây đe dọa đến tính mạng như u máu ở đường thở gây khó thở, u máu ở mi mắt gây che lấp tầm nhìn làm ảnh hưởng thị lực của bé, u ở lưỡi gây khó ăn uống khiến bé còi cọc…

U máu ở trẻ sơ sinh

Hình minh họa một em bé bị “U máu ở trẻ sơ sinh” trên mắt

Khi nào cần phải điều trị u máu ở trẻ?

Theo các tài liệu y tế, đa số các trường hợp u máu là u lành tính. Với các u máu không nghiêm trọng thì không cần phải điều trị, u sẽ tự thoái triển và biến mất.

Tuy nhiên, cần cân nhắc điều trị cho trẻ khi có một trong số những dấu hiệu sau:

  • U máu đe dọa chức năng (U máu đường thở khiến bé khó thở, thở khò khè,...)
  • U máu kích thước lớn, chiếm vùng lớn trên mặt
  • U máu xuất hiện với số lượng lớn
  • U máu với kích thước lớn, đặc biệt khi nằm ở trong gan, có thể dẫn đến tình trạng suy tim
  • U máu liên quan đến hội chứng PHACE có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể
  • U máu gây lở loét. Vết loét là một vết loét hoặc vết thương có thể phát triển trên da do u máu. Các u mạch máu bị loét có thể khiến trẻ cảm thấy rất đau và cần được điều trị để giúp chúng mau lành. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn không để lại sẹo
  2. Những điều bạn cần biết về u máu trong cơ
  3. U máu ở gan – những điều cần biết

 

Tags:

Bài viết liên quan