U máu quả anh đào thường xuất hiện với hình dạng những nốt nhỏ màu đỏ khiến nhiều người lầm tưởng là nốt ruồi son. Khối u này tạo thành từ mạch máu nhỏ hoặc mao mạch và là căn bệnh u mạch phổ biến. Vậy mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này như thế nào?
U máu anh đào hay còn gọi là u mạch tuổi già và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên da. Chúng có tên gọi khoa học đốm Campbell de Morgan và thường xuất hiện sau độ tuổi 30.
U máu anh đào không nghiêm trọng bởi nó là sự tăng sinh các tế bào nội mô bên trong khiến mạch máu bị vỡ trong cục u. Khối u sẽ có màu đỏ tươi, xanh hoặc tím có đường kính từ 0,1-1 cm. U máu anh đào có thể nhô lên khỏi bề mặt da hoặc có bề mặt mịn và đồng đều với làn da của bạn. Các loại nốt u này sẽ nằm rải rác ở thân, tay, chân hay vai với số lượng khá nhiều.
Nguyên nhân xuất hiện u máu quả anh đào
Nguyên nhân xuất hiện chính xác của trường hợp u máu anh đào vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhiều chuyên gia đã phân tích sự xuất hiện của bệnh lý này có thể do yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ mắc u máu anh đào thì tỷ lệ xuất hiện ở trẻ cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, sự xuất hiện của u máu anh đào cũng được cho là liên quan đến quá trình mang thai. Trong thời gian này nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc mắc một số bệnh lý hay điều kiện khí hậu không tốt cũng khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
U mạch anh đào cũng được chứng minh là có mối liên hệ với các vấn đề lão hoá. Số lượng và kích thước các nốt u có thể tăng theo độ tuổi. Một nghiên cứu ghi nhận số người trên 75 tuổi mắc bệnh này lên đến 75%.
Phương pháp loại bỏ u máu anh đào
U máu anh đào không gây nguy hiểm nên có thể không cần điều trị. Tuy nhiên vì yếu tố thẩm mỹ hoặc vị trí của khối u dễ bị va chạm gây tổn thương thì bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây:
Điện phân
Phương pháp này sử dụng dòng điện được cung cấp từ một đầu dò cỡ nhỏ để đốt cháy máu. Phương pháp giúp đốt và bịt kín mạch máu, loại bỏ phần mô không mong muốn mà không gây hại đến cơ thể.
Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật lạnh sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh và phá huỷ các nốt u mạch. Phương pháp điều trị này sẽ làm cho u mạch bị phồng rộp hoặc bong tróc và tự rụng ra. Trong một số trường hợp, u máu anh đào có thể sẽ đóng vảy trước khi bị cắt bỏ.
Phẫu thuật bằng tia laser
Đây là phương pháp loại bỏ u máu anh đào hiệu quả, nhanh chóng và phổ biến nhất. Khối u sẽ được loại bỏ bằng tia laser nhuộm xung tỏa ra đủ nhiệt để phá hủy các tổn thương trên da.
Tuỳ thuộc vào tình trạng cũng như số lượng u mạch có thể cần điều trị từ 1 đến 3 lần. Phương pháp phẫu thuật bằng tia laser gần như không gây tác dụng phụ và sau điều trị u sẽ chuyển sang màu xám hoặc biến mất hoàn toàn.
Phẫu thuật cắt bỏ
Phương pháp này thường được chỉ định với trường hợp u máu anh đào kích thước lớn không thể sử dụng các phương pháp khác. Phẫu thuật cắt bỏ đem đến hiệu quả ngay sau khi điều trị giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
U máu anh đào không phải bệnh lý nghiêm trọng và hoàn toàn có thể điều trị loại bỏ dễ dàng bằng các phương pháp khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp, tránh tái phát sau khi điều trị. Nếu nhận thấy thay đổi bất thường hoặc chuyển biến xấu có thể thông báo ngay cho các bác sĩ tại Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị để được theo dõi.
U mạch máu có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Khối u này sẽ phát triển và tự biến mất trong quá trình trẻ trưởng thành. Vậy u mạch máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện và việc điều trị bệnh lý này cần lưu ý điều gì? U mạch […]
U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]
Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có […]
U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tổn thương mạch máu tăng lên và thường có màu đỏ hoặc tím. Ở một số trường hợp u máu có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Vậy u máu có chữa được không? Và phương pháp điều […]