BỆNH U MÁU, DỊ DẠNG MẠCH MÁU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

U máu là loại khối u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. U máu xuất hiện từ lúc mới sinh và phát triển nhanh khi trẻ lớn dần. Có một loại u cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại đến tuổi trưởng thành là u dị dạng mạch máu. U máu có thể xuất hiện tại mọi vị trí trên cơ thể như da, đầu, chân tay, mặt, cổ, miệng, họng, ngực, gan, thận, nội tạng,…

U máu là gì?

U máu là loại khối u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. U máu xuất hiện từ lúc mới sinh và phát triển nhanh khi trẻ lớn dần. Có một loại u cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại đến tuổi trưởng thành là u dị dạng mạch máu. U máu có thể xuất hiện tại mọi vị trí trên cơ thể như da, đầu, chân tay, mặt, cổ, miệng, họng, ngực, gan, thận, nội tạng,…

U dị dạng mạch máu

U máu ở trẻ nhỏ

Các loại u máu

Có thể phân loại u máu thành 2 loại như sau:

- U tế bào nội mạc mạch máu: xuất hiện khi mới sinh, phát triển rất nhanh, hiện tượng u thoái triển lúc trẻ lên 5-7 tuổi chiếm 25%. Loại bệnh này tỉ lệ bé gái mắc phải cao hơn bé trai 3-5 lần. 

- U dị dạng mạch máu: U dị dạng động mạch, tĩnh mạch hay u bạch mạch. U dị dạng mạch máu tồn tại và phát triển đến tận tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân của u máu và dị dạng mạch máu:

- Thường không thể xác định rõ ràng nguyên nhân bệnh u máu và dị dạng mạch máu. 

- Cấu trúc của dị dạng mạch máu có đặc tính là không có lớp tế bào nội mạc mạch máu, sự phát triển bất thường của hệ thống mạch máu nguyên thủy và sự giãn nở của các kênh mạch, nhánh bên. 

- Có một số nguyên nhân của bệnh u máu và dị dạng mạch máu được đưa ra như:

  • Do di truyền
  • Rối loạn hormon
  • Rối loạn miễn dịch
  • Có sự bất thường về mạch máu
  • Do ảnh hưởng của hóa chất hay các chất độc hại khác.
  • Do cha mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virut trong thời kỳ mang thai.
  • Sau chấn thương

Phương pháp điều trị 

  1. U máu

* Điều trị nội khoa:

U máu biến mất 90% khi trẻ lên 12-14 tuổi. Biện pháp xử lý u máu ở trẻ em chủ yếu theo dõi sự tiến triển của u và không can thiệp. Nếu cần điều trị u máu ở trẻ nhỏ, có thể áp dụng các phương pháp nội khoa gồm: 

Steroid uống, Tiêm xơ, Interferon, Tia gamma (gamma knife) với loại u máu nằm sâu trong não.

* Điều trị ngoại khoa: Đối với trẻ trưởng thành và người lớn là u thuộc dạng dị dạng mạch máu. U dị dạng mạch máu phát triển chậm, ngày càng lớn theo thời gian gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể và biến dạng nên cần phẫu thuật cắt bỏ loại u này. 

- Đối với u máu ở vùng niêm mạc, mắt, đường thở, cần can thiệp phẫu thuật cắt bỏ u để không bị ảnh hưởng tới chức năng cơ thể hay tính mạng bệnh nhân.

- Đối với u máu lớn, phức tạp, chảy máu nhiều đe dọa tính mạng, không thể tiến hành phẫu thuật cắt u mà thực hiện phẫu thuật thắt mạch máu cung cấp máu cho u + nút mạch (DSA)

  1. Dị dạng mạch máu

Tùy theo từng loại dị dạng mạch máu mà bác sĩ chuyên khoa sẽ  tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cho người bệnh. 

* Dị dạng mao mạch: có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser. Sử dụng tia laser để đốt các mạch máu dị dạng mà không làm tổn thương vùng da xung quanh.

* Dị dạng tĩnh mạch: thường không cần tiến hành phẫu thuật. Dị dạng tĩnh mạch chỉ cần thực hiện tiêm xơ là có hiệu quả. 

* Dị dạng động tĩnh mạch: có thể phẫu thuật hoặc nút tắc. Một số trường hợp dị dạng động tĩnh mạch phải phối hợp cả 2 phương pháp này để điều trị.

Dị dạng mạch máu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh để được thăm khám và có phương pháp điều trị an toàn hiệu quả. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Trị dị dạng tĩnh mạch bằng laser xung dài
  2. Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG
  3. Điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser

 

Tags:

Bài viết liên quan

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH CHÂN

Dị dạng tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng tổn thương tĩnh mạch bên trong như suy van tĩnh mạch, viêm thành mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân về tim khiến hệ thống tĩnh mạch chi bị tăng áp lực và ứ trệ. Tĩnh mạch bị […]

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH

Dị dạng mạch máu là một bệnh lý xuất hiện trên cơ thể do những bất thường của các mạch máu. Tùy theo mức độ tình trạng bệnh mà ở mỗi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những thông tin về bệnh dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh mà […]