CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH DỊ DẠNG MẠCH MÁU

Dị dạng mạch máu là một bệnh bẩm sinh nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở não và cột sống, trước đây bệnh này được coi là không thể chữa được. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học y tế ngày nay, các chuyên gia đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh dị dạng mạch máu an toàn, hiệu quả và ít để lại biến chứng. 

Những điều cần biết về bệnh dị dạng mạch máu

Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu rối loạn bất thường trong não. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ 0,1 đến 4% dân số. Các dị dạng này thường nối thông động mạch với tĩnh mạch não mà không đi qua mao mạch, không cung cấp máu cho mô não. Bệnh này gây ra những bất thường bẩm sinh xuất hiện từ tuần 4-8 trong thai kì. Nguyên nhân của bệnh này hiện vẫn chưa thể xác định rõ. Các dị dạng mạch não tồn tại lâu tỏng cơ thể mà không biểu hiện triệu chứng gì. Chỉ có thể phát hiện bệnh chủ yếu ở dưới 45 tuổi khi có biểu hiện chảy máu não, đau đầu, động kinh. 

u dị dạng mạch máu

Dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu là bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sự chi phối cuira não bộ đối với hoạt động của cơ thể. Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn có thể dẫn tới tử vong. 

Dị dạng mạch máu được chia thành các dạng gồm: Dị dạng động-tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch hoặc phối hợp.

Chẩn đoán dị dạng mạch máu não

Để chẩn đoán bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ xem xét các triệu chứng hiện tại  của người bệnh và tiến hành khám thực thể bằng cách: chụp động mạch nãochụp cắt lớp vi tính (CT)chụp cộng hưởng từ (MRI).

Phương pháp điều trị dị dạng mạch máu 

Trước đây các bác sĩ thường sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh. Phương pháp phẫu thuật tiến hành cắt bỏ đi nhiều động mạch  đang nuôi khối dị dạng với mong muốn giảm được nguồn máu nuôi, bớt  đi triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này không đem lại hiệu quả cao. Thực tế có nhiều bệnh nhân bị dị dạng động – tĩnh mạch đã sinh ra thêm nhiều mạch máu mới, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Hiện nay một số trường hợp đã có thể chữa khỏi nhanh chóng nhờ phương pháp can thiệp nội mạch. Can thiệp nội mạch giúp triệt tiêu những mạch máu đang bị dị dạng mà không gây ảnh hưởng đến các mạch máu bình thường trong cơ thể người bệnh. Phương pháp này được đánh giá cao, mang lại hiệu quả điều trị bệnh và giảm thiểu tỷ lệ tái phát bệnh. 

Chăm sóc bệnh nhân bị dị dạng mạch máu

Sau khi bệnh nhân được điều trị, việc chăm sóc người bệnh đúng cách đóng vai trò rất lớn đối với sự phục hồi sức khỏe và giảm nguy cơ để lại di chứng của người bệnh. Người nhà bệnh nhân nên tham khảo cách chăm sóc bệnh nhân dị dạng mạch máu theo phác đồ sau:

 Phục hồi chức năng vận động

  • Xoa bóp các chi thường xuyên cho người bệnh để giảm nguy cơ rút gân, teo cơ do ít vận động sau điều trị. 
  • Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng vận động và nhận thức, co duỗi chân tay 2 lần/ngày. 
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh
  • Đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo lịch hẹn của bác sĩ để tham gia vật lý trị liệu, hồi phục sức khỏe. 

 Chế độ dinh dưỡng

  • Sau phẫu thuật, điều trị bệnh dị dạng mạch máu não, nên cho người bệnh nạp 1800-2200 kcal mỗi ngày.
  • Cung cấp thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ, hạn chế thức ăn dầu mỡ và gia vị nhiều. 
  • Nên cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, mềm để bảo vệ đường tiêu hóa, dễ hấp thụ. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không để người bệnh ăn quá no. 

Để được tư vấn, thăm khám và điều trị tại Aeslatek, khách hàng có thể liên hệ qua hotline hoặc để lại thông tin tại biểu mẫu dưới đây để chúng tôi hỗ trợ kip thời và nhanh chóng. 

Dịch vụ liên quan:

  1. Trị dị dạng tĩnh mạch bằng laser xung dài
  2. Kết quả điều trị dị dạng tĩnh mạch ở lưỡi bằng Laser Nd:YAG
  3. Điều trị dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng và niêm mạc môi đỏ bằng laser Nd:YAG xung dài
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ