U máu trẻ em là một trong những bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. U máu thường có dạng giống như vết bớt có màu đỏ rượu hoặc màu dâu tây ở trên da của be. Vậy loại bệnh lý này có gây nguy hiểm cho các trẻ nhỏ hay không?
U máu hay còn có tên khoa học là Hemangioma. Đây là bệnh lý lành tính và xuất hiện do sự tăng trưởng của các tế bào nội mạc mạch máu phụ trên da. Các vị trí có thể xuất hiện khối u này như da, đầu, mặt, cổ, tay, chân,... hoặc có thể ở nội tạng. Trong đó, vị trí u xuất hiện ở đầu và cổ lên đến 60%. Tỷ lệ mắc u máu cũng cao hơn ở các bé gái.
Nguyên nhân tình trạng u máu trẻ em
U máu trẻ em hình thành do sự tăng sinh mạch máu nhưng nguyên nhân chính xác gây nên quá trình này thì đến hiện tại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra những yếu tố thuận lợi dẫn đến tình trạng xuất hiện u máu ở trẻ như:
Các tổn thương ở bánh nhau trong quá trình mẹ mang thai.
Huyết áp tăng ở mẹ trong giai đoạn thai kỳ.
Trường hợp đa thai hoặc mang thai ngoài 35 tuổi.
Trẻ thiếu tháng, nhẹ cân, da xanh.
Các loại u máu và phương pháp điều trị
U máu là khối u lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm và để khối u này phát triển quá lớn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, với các trường hợp u máu xuất hiện trên da có thể gây mất thẩm mỹ, dễ khiến trẻ cảm thấy không tự tin.
Phân loại u máu trẻ em
U máu ở trẻ có 2 dạng là u tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu.
U tế bào nội mạc mạch máu thường xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh và tốc độ phát triển của loại u máu này khá nhanh. Cơ chế bệnh sinh của loại u này là do có sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu. Khi đó, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới dẫn đến tình trạng u phát triển nhanh.
U dị dạng mạch máu là u xuất hiện gây tình trạng dị dạng động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch và phát triển từ từ đến tuổi trưởng thành. Cơ chế bệnh sinh do các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới.
Phương pháp điều trị bệnh lý u máu
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh u máu ở trẻ em. Tuy nhiên tùy thuộc vào loại u máu cũng như từng thể bệnh, từng vị trí để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp mà không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Các phương pháp điều trị u máu phổ biến như:
Điều trị Steroid đường uống: phương pháp này khá đơn giản tuy nhiên cần có sự theo dõi của bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Tiêm xơ: phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất với trường hợp u máu trẻ em bao gồm cả u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu.
Điều trị Interferon a-2b (Heberon): phương pháp điều trị đáp ứng tốt cho trẻ từ 1,5-14 tháng tuổi.
Propranolol đường uống: Có hiệu quả đáp ứng thuốc tốt với loại u nội mạc mạch máu và cần có chỉ định điều trị.
Phẫu thuật: Tùy vào thể trạng của bé cũng như vị trí và mức độ khu trú của u máu.
Nút mạch: phương pháp điều trị dành cho trường hợp u dị dạng mạch máu và sau đó cần tiến hành phẫu thuật ngay để đạt hiệu quả tốt nhất.
U máu trẻ em là bệnh lý lành tính nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cũng nên đi khám thai định kỳ thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tránh cũng là cách phòng tránh bệnh lý này tốt nhất cho bé yêu. Để được hỗ trợ trực tiếp, phụ huynh có thể tìm đến các đơn vị uy tín như Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị, các chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn.
U mạch máu có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Khối u này sẽ phát triển và tự biến mất trong quá trình trẻ trưởng thành. Vậy u mạch máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện và việc điều trị bệnh lý này cần lưu ý điều gì? U mạch […]
U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]
Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có […]
U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tổn thương mạch máu tăng lên và thường có màu đỏ hoặc tím. Ở một số trường hợp u máu có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Vậy u máu có chữa được không? Và phương pháp điều […]