U máu là một dạng bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xuất hiện là do sự tăng sinh lành tính và bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn, tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể gây di chứng liên quan đến thẩm mỹ.
U máu là khối u mạch máu lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh này thường xuất hiện trên cơ thể trẻ vào tuần lễ thứ nhất hay thứ tư sau khi sinh.Đây là dị tật mạch máu phổ biến nhất và tỷ lệ xuất hiện ở bé gái gái gấp 3- 5 lần so với trai. Bệnh này xuất hiện ở trẻ theo ba dạng lâm sàng: u mạch máu trong da, dưới da và hỗn hợp.
Sự tiến triển của bệnh lý này thường trải qua 3 giai đoạn và có thể tự khỏi khi trẻ trưởng thành. Những trẻ bị u máu, thường tình trạng này sẽ xuất hiện ngay tuần đầu chào đời. Hình thái ban đầu có thể là một đám giãn mạch màu xanh xám hoặc sần đỏ. Sau đó tình trạng này diễn biến nhanh chóng và phát triển trong giai đoạn 3- 10 tháng tùy từng trường hợp cụ thể. Giai đoạn này khối u sẽ tăng cả về thể tích và diện tích
Giai đoạn từ tháng thứ 8 trở đi u sẽ không thay đổi nhiều và ổn định như vậy tới tháng thứ 18- 20. Giai đoạn này khối u không gây ra bất kỳ ảnh hưởng dưới tác dụng của điều trị nội khoa.
Sang giai đoạn thoái triển, khối u nhỏ dần, bớt căng và dần chuyển sang màu nhợt nhạt. Kích thước của khối u sẽ càng ngày càng nhỏ khi trẻ ở khoảng 6- 8 tuổi. U máu không gây rối loạn chức năng đáng kể nào và ảnh hưởng duy nhất của bệnh này đến trẻ là vấn đề thẩm mỹ.
Các biến chứng u máu ở trẻ nhỏ
U máu ở trẻ nhỏ là dạng bệnh lý lành tính. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra biến chứng do chính chính khối u này hoặc do điều trị.
Biến chứng do u máu: chảy máu là một hiện tượng thường gặp khi khối u phát triển nhanh. Ngoài ra còn có thể gặp tình trạng loét, hoại tử vùng trung tâm khối u hoặc khi khối u đã hoại tử có thể gặp bội nhiễm thứ phát. Một số khối u ở vị trí mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây rối loạn về chức năng cho trẻ.
Biến chứng do điều trị: khi sử dụng một số phương pháp điều trị như xạ trị, áp lạnh hay tiêm xơ có thể gây hoại tử vùng da trung tâm của khối u. Ngoài ra, loét bề mặt u cũng dễ bị bội nhiễm toàn bộ hay tình trạng viêm hoại tử tái phát ở vùng chiếu xạ. Bên cạnh đó, phương pháp chiếu xạ cũng có thể gây rối loạn về sự phát triển của các vùng mô dưới khối u gây tình trạng thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, lệch vẹo cột sống…
Phương pháp điều trị u mạch máu ở trẻ
Khi đã xác định là u máu ở trẻ, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ và tình trạng khối u mà bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp như thuộc chẹn beta, thuốc corticosteroid, bắn tia laser hoặc các trường hợp cần thiết có thể chỉ định phẫu thuật.
Tuy nhiên, một số u mạch máu xuất hiện ở các vị trí nguy hiểm hoặc có liên quan đến dị tật khách thì bố mẹ cần chú ý cho trẻ điều trị sớm:
U mạch máu mí mắt: ảnh hưởng đến thị giác.
U mạch máu ở môi: cản trở sự phát triển bình thường của răng và hàm.
U mạch máu ở mũi: gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
U mạch máu ở tai: tình trạng nghiêm trọng có thể gây điếc.
U mạch máu lan tỏa trên mặt: gây ra dị tật thần kinh, mắt, bụng và tim.
U mạch máu vùng xương hoặc vùng chậu: liên quan đến dị tật hệ thống sinh dục và tiết niệu.
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết về bệnh u máu ở trẻ và các vị trí nguy hiểm của khối u này mà bố mẹ cần cho bé điều trị sớm. Nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường hãy đến ngay Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
U mạch máu có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Khối u này sẽ phát triển và tự biến mất trong quá trình trẻ trưởng thành. Vậy u mạch máu là gì? Nguyên nhân xuất hiện và việc điều trị bệnh lý này cần lưu ý điều gì? U mạch […]
U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng […]
Theo nghiên cứu, u máu là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình u tiến triển cũng như những tác động bên ngoài gây tổn thương đến khối u có thể gây biến chứng khó lường. Vậy trường hợp u máu bị vỡ có […]
U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do tổn thương mạch máu tăng lên và thường có màu đỏ hoặc tím. Ở một số trường hợp u máu có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ. Vậy u máu có chữa được không? Và phương pháp điều […]