U máu ngoài da và những điều bố mẹ cần biết

U máu ngoài da là trường hợp u xuất hiện bên ngoài và thường không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. U máu trên da còn được gọi là “dấu dâu tây” và hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể hình thành khối u này. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng bố mẹ cũng cần chú ý khi bé có các dấu hiệu mắc u máu để tránh biến chứng khó lường.

U máu mang tính bẩm sinh phổ biến

U máu trên bề mặt da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh
U máu trên bề mặt da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh

U máu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và là loại u lành tính. Các trường hợp u ngoài da sẽ mang đặc tính phát triển nhanh ở trẻ sơ sinh.  Tuy nhiên cũng có trường hợp u dị dạng mạch máu phát triển chậm và tồn tại tới tuổi trưởng thành.

Đa phần u máu thường phát triển đến lúc trẻ được 18 tháng tuổi và tự biến mất trong khoảng 3 - 10 năm. Nhìn chung, bệnh lý này có tính ổn định không phát triển gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Dấu hiệu phát hiện u máu ngoài da

U mạch máu ngoài da thường xuất hiện trên bề mặt và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Vùng da xuất hiện u thường có màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường, khi sờ tay lên sẽ thấy khá ấm. Bạn đầu vùng da này sẽ có phần hơi nhợt nhạt với những đốm đỏ. Sau đó phát triển tùy theo thể bệnh mà kích thước khối u sẽ to, nhỏ khác nhau.

Vị trí u thường gần các mạch máu nên khá ấm
Vị trí u thường gần các mạch máu nên khá ấm

Phần lớn u mạch máu trên bề mặt da sẽ đạt kích thước lớn nhất khi bé khoảng 5 tháng tuổi và có thể tự biến mất khi trưởng thành. Tuy nhiên một vài trường hợp u không biến mất và phát triển ngày càng to. Trường hợp này, người bệnh cần phải thăm khám chính xác để nắm được tình trạng bệnh và có hướng điều trị cụ thể. Bởi nếu u máu không tự biến mất sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. 

Cách điều trị u máu trên da ở trẻ em

U máu ngoài da không gây nguy hiểm nên có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu vị trí u mọc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc khó khăn trong quá trình sinh hoạt thì bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Dựa trên các kiểm tra về sức khỏe, vị trí, mức độ cũng như mục đích điều trị sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp: 

  • Thuốc bôi: đây là phương pháp dùng ngoài da phù hợp với những khối u nhỏ. Phương pháp này gồm 3 loại: thuốc chẹn beta tại chỗ, thuốc kháng sinh tại chỗ và thuốc Corticoid thoa tại chỗ.
  • Thuốc uống: phương pháp này có thể gây tác dụng phụ nên bố mẹ cần cân nhắc sử dụng và thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra khả năng đáp ứng của thuốc. Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ khi bé có các dấu hiệu lạ hoặc dừng thuốc.
Điều trị u máu bằng laser đem lại hiệu quả cao và ít để lại di chứng
Điều trị u máu bằng laser đem lại hiệu quả cao và ít để lại di chứng
  • Laser: phương pháp laser rất phổ biến điều trị u máu trên bề mặt da và có hiệu quả điều trị tốt nhất với các khối u phẳng và nông. Sử dụng tia laser sẽ loại bỏ được các mạch máu còn sót lại khi khối u đã thoái triển. 

Chăm sóc cho trẻ bị u máu

U máu ở vị trí trên da thường dễ chịu tác động từ bên ngoài dẫn đến trầy xước và chảy máu. Bề mặt u rất mỏng nên bố mẹ cần cắt ngắn móng tay và chà mịn dấu móng để tránh bé bị khó chịu và gãi gây trầy xước.

Vị trí u máu cần tránh tiếp xúc với xà phòng và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm. Nếu khối u bị chảy máu, bố mẹ có thể dùng gạc để cầm máu khoảng 5 phút. Sau 5 phút nếu tình trạng không cải thiện nên đưa bé đi khám ngay.

U máu ngoài da đa phần tự ổn định nên việc điều trị y khoa chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu, đảm bảo tính thẩm mỹ. Một số trường hợp u máu có kích thước lớn thời gian thoái triển sẽ lâu hơn và gây ảnh hưởng đến vùng da xuất hiện khối u. Chính vì vậy bố mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tại Phòng khám thẩm mỹ công nghệ cao Aeslatek by Dr.Nghị để được tư vấn. 

Địa chỉ: 44 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. 

Hotline: 0949.967.319

Fanpage: https://www.facebook.com/aeslatek

Website: https://aeslatek.vn/

.

Bài viết liên quan

U máu là bệnh gì? Có gây ung thư không?

U máu là bệnh gì? Có gây ung thư không?

U máu hay còn gọi là bướu máu xuất hiện bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ. Phần lớn u máu có thể tự biến mất trong giai đoạn trẻ trưởng thành. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp biến chứng gây tử vong nếu không được điều trị sớm. Vậy u máu là bệnh gì […]